Bài viết được trích từ tờ báo PYMNTS.com sau khi thực hiện 1 cuộc phỏng vấn với 20 Giám đốc điều hành đến từ các công ty thanh toán hàng đầu thế giới: Các doanh nghiệp có thể học hỏi và rút ra kinh nghiệm gì từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, những gì cần phải được thực hiện trong hoàn cảnh COVID- 19 hiện tại?

Là một sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống được dự kiến sẽ xảy ra và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Khả năng xuất hiện của hiện tượng kinh tế “thiên nga đen” là rất hiếm gặp nhưng một khi nó xảy đến thì sẽ gây hậu quả thảm khốc cho cả nền kinh tế.

Và bây giờ một đại dịch nghiêm trọng đã xảy ra khi mà chủng virus Corona (COVID-19) đã khiến hàng tỷ người trên toàn thế giới buộc phải ở trong nhà, một số lượng lớn không kể xiết các doanh nghiệp buộc phải tạm thời đóng cửa, các chính phủ cũng như ngân hàng trung ương phải phối hợp và làm việc hết sức vất vả nhằm đưa các gói cứu trợ tài chính đến với công dân và doanh nghiệp tại đất nước của họ.

Nhận định từ Ning Wang, Nhà đồng sáng lập PingPong

Hiện Tượng “Thiên Nga Đen” Làm Tăng Tốc Thay Vì Thay Đổi Xu Hướng

Nhìn lại tác động của các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, tôi tin rằng hiện tượng “thiên nga đen” là một công cụ tăng tốc của các xu hướng, chứ không phải là một công cụ thay đổi hay làm đảo lộn cuộc chơi.

Nhìn lại bong bóng Dotcom năm 2000, rõ ràng không phải mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng cho một giải pháp dựa trên trang web (Webvan, CommerceOne), và thông tin trong không gian ảo là quá nhiều để có thể điều hướng và kiểm soát. Năm 2000 là năm mà Yahoo! đã sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm của mình, tạo tiền đề cho sự thống trị của Google trong kỷ nguyên web PC.

Đối với giai đoạn 2008 đến 2009, xu hướng đáng chú ý nhất là sự tăng tốc phát triển của các trang mạng xã hội, mà đại diện tiêu biểu là Facebook và LinkedIn. Họ đã xây dựng mạng lưới kết nối trực tiếp dành cho loại hình cá nhân và chuyên nghiệp. Cả hai đều bắt tay vào việc mở rộng sự hiện diện quốc tế và đạt được nhiều thành công tại đúng thời khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, trở thành phương tiện hữu hiệu giúp người dùng chia sẻ thông tin, thể hiện bản thân và tìm kiếm việc làm trong suốt thời kỳ khó khăn đó.

Năm 2020: Kết Nối Trực Tiếp “Point-to-Point” Và Kết Nối Thời Gian Thực “Real-Time”

Đối với khủng hoảng năm 2020, xu hướng là chưa mấy rõ ràng, nhưng tôi có một số quan sát ban đầu như sau:

Kinh doanh và giao thương toàn cầu dịch chuyển sang kết nối trực tiếp “point-to-point”. Giữa tình trạng bối rối, hỗn loạn và nhu cầu cấp thiết trong việc tiết giảm chi phí của cuộc khủng hoảng, lĩnh vực trung gian sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trên nền tảng Amazon, chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều seller nỗ lực tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm trực tiếp từ những nhà sản xuất bởi vì họ muốn có được mức giá thấp hơn, mức độ cá nhân hóa nhiều hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn.

Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hoạt động kinh doanh hơn trên các thiết bị di động bên cạnh các hoạt động truyền thông xã hội quen thuộc.

Sau khi người dùng định hình thành công thói quen nhắn tin, trò chuyện video, vuốt và nhấp màn hình, họ có thể đã sẵn sàng dịch chuyển nhiều hoạt động kinh doanh sang các thiết bị di động. Video conference có thể sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn này – và nó có thể gây rắc rối cho một số nhà sản xuất phần mềm doanh nghiệp chậm thay đổi và thích nghi.

Dòng thông tin thời gian thực đòi hỏi dòng tiền trong thời gian thực.

Ở trong nước, trải nghiệm này đã được thực hiện bởi Venmo, Square Cash và Zelle. Tuy nhiên, tại cấp độ toàn cầu, việc chuyển tiền point-to-point là không mấy dễ dàng và hiệu quả. Tại thời điểm đại dịch bùng phát, PingPong đã hợp tác với một ngân hàng lớn để tạo dựng một kênh đặc biệt nhằm quyên góp trực tiếp đến các bệnh viện tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Việc quản lý và giám sát trở nên trực tiếp và dễ dàng hơn. Các chính phủ và nguyên thủ quốc gia đang tăng tốc ứng dụng công nghệ cao để tương tác với những công dân nước họ. Tổng thống hiện nay sử dụng Twitter một cách hiệu quả hơn so với các loại hình báo chí và truyền hình, với những kết quả khôn lường. Trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, Alibaba đã tiên phong trong việc ứng dụng “Green Code”, sử dụng thông tin tự khai báo, định vị địa lý và xác minh bên thứ ba để tạo ra “các mã sức khỏe” hay còn gọi là “chứng nhận” sức khỏe công dân để giúp chính phủ quản lý tình trạng sức khỏe của từng công dân nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Chứng nhận sức khỏe này được sử dụng làm cơ sở để sắp xếp sự di chuyển, đi lại một cách có trật tự của người dân thời hậu khủng hoảng.

Đó thực sự là một bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ số và dữ liệu lớn bằng việc phát hành ID thông minh kỹ thuật số cho hơn 1 tỷ người dân, dành riêng trên thiết bị di động. Ưu điểm của việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn này sẽ nâng cao nhận thức về hiệu quả của một chính phủ thông minh điện tử. Bất lợi có thể nằm ở đặc tính không ổn định của nó.

Nguồn: https://securecdn.pymnts.com/wp-content/uploads/2020/03/2020-04-eBook-Q1-Responses-reissue02.pdf