Amazon aggregator là các công ty chuyên mua lại các cửa hàng trực tuyến từ đó sở hữu và vận hành nhiều cửa hàng/thương hiệu khác nhau một lúc trên các nền tảng thương mại điện tử, mà chủ yếu là Amazon.
Với việc tối ưu hoá và đạt hiệu quả vận hành cao nhờ vào tính kinh tế của quy mô, cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian gần đây, nhiều công ty công nghệ dạng này đã kêu gọi được một số lượng tiền đầu tư. Tính đến tháng 2/2022, tổng đầu tư vào các Amazon aggregator đã đạt 13.5 tỷ USD, với trên 80 aggregator đang hoạt động trong đó, 2 công ty lớn nhất là Thrasio và Perch.
Thành lập vào năm 2018, Thrasio hiện đang sở hữu trên 300 thương hiệu và tiếp tục lùng tìm để mua lại các cửa hàng kinh doanh trên Amazon, sau khi mới được rót thêm hơn 1 tỷ đầu tư vào tháng 10 năm 2021, nâng tổng số tiền đầu tư vào startup mới nổi này là 3 tỷ USD.
Hai đồng sáng lập Josh Silberstein và Carlos Cashman bắt đầu với Thrasio sau một thời gian kinh doanh dịch vụ phần mềm cho Amazon, và nhận thấy rằng, các cửa hàng trên Amazon, sau khi đạt tới mức doanh thu khoảng 10 triệu USD/năm, thì lời nhuận sẽ có xu hướng giảm và doanh số gần như đi ngang khó tăng trưởng. “Họ (nhà bán hàng) sẽ kêu ca rằng họ không có khả năng và nguồn lực để làm tất cả mọi việc, quản lý chuỗi cung ứng, marketing, và quảng cáo, cũng như để phát triển sản phẩm mới” Silberstein kể lại.
Các nhà bán hàng trực tuyến nhỏ và vừa vào thời điểm đó gặp thách thức tăng trưởng rất lớn, nhưng lại thiếu một hệ sinh thái để cung cấp vốn vay hay lựa chọn rời khỏi thị trường. Từ thực tế đó, Silberstein and Cashman, vốn đã khởi nghiệp rất nhiều lần, thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn giá rẻ cho họ, và bắt đầu tiếp cận các nhà bán hàng đang gặp khó khăn. Với kiến thức và kinh nghiệm thực chiến về hệ sinh thái Amazon và các thuật toán tối ưu hoá từ tìm kiếm, 94% các thương hiệu sau khi sát nhập có kết quả kinh doanh tăng trưởng.
Đối thủ của Thrasio, Perch, thành lập năm 2019, cũng đã sở hữu trên 80 thương hiệu, Khác với Thrasio, Perch không tập trung toàn bộ vào Amazon, mà thay vào đó, mở rộng vào các nền tảng thương mại điện tử khác, hoặc kênh phân phối theo với website bán hàng riêng, hoặc các kênh phân phối trực tiếp truyền thống.
Perch cũng đang dần dần tự sở hữu hệ thống kho bãi và phân phối các thương hiệu trong ngành hàng gia dụng của mình, có khả năng phân phối bất kỳ nơi nào trong nước Mỹ trong vòng 2 ngày. Perch cho biết mức tăng trưởng hàng năm đạt 75%.
Dòng tiền đầu tư lớn đổ vào mảng kinh doanh mới mẻ này, khiến cho các cửa hàng trên Amazon với doanh số tốt và review tốt của người mua thành các món hàng được tranh giành để mua lại. Cá biệt, có những công ty, đưa ra mức hoa hồng khủng là một chiếc xe hơi Tesla dành cho những người môi giới thương vụ mua lại cửa hàng online thành công.
Hầu hết người bán hàng trên Amazon sử dụng các dịch vụ của Amazon để quản lý cửa hàng, việc mua lại của các aggregator đơn thuần là mua lại các thông tin đăng nhập của cửa hàng cũng như quyền sở hữu thương hiệu (Trademark) của cửa hàng đó.
Theo thông tin, giá trị của các thương vụ thường gấp từ 3-4 lần doanh thu theo năm của cửa hàng/thương hiệu đó.
Hiện nay, doanh số trên Amazon từ các aggregator mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng doanh số bán của các nhà bán hàng bên thứ ba, cho thấy tiềm năng còn rất lớn của mô hình kinh doanh này. Năm 2022 được dự kiến tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ và mở rộng của các aggregator, cũng như sẽ bắt đầu có sự thanh lọc dành cho các aggregator hoạt động kém hiệu quả.
Đối với các nhà đầu tư, rót tiền vào các aggregator, vừa được coi là kênh đầu tư sinh lời tốt (tỉ suất lợi nhuận của các cửa hàng online khoảng 20%), vừa là một cuộc đánh cược, để tạo ra những công ty khổng lồ như Unilever của thương mại điện tử.
Nếu bạn sở hữu một cửa hàng Amazon có doanh số tốt, nhưng quá mệt mỏi với việc vận hành một cửa hàng của riêng mình, nếu nhận được email hay cuộc gọi từ aggregator đề nghị mua lại cửa hàng của mình với một mức giá trong mơ cũng là một lời đề nghị hấp dẫn đáng suy nghĩ.
PingPong tự hào đã hỗ trợ các aggregator như Perch, trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh trên Amazon ra các thị trường quốc tế, tiết kiệm tối đa chi phí chuyển đổi ngoại tệ khi nhận thanh toán từ nước ngoài, cũng như khi thanh toán chi phí thuế và chi phí mua hàng.
Tổng hợp bài viết: Dory, Business Strategic Manager, PingPong Payments
Ms. Dory gia nhập PingPong tại vị trí Business Strategic Manager từ tháng 7 năm 2021 và đã nhanh chóng gây ấn tượng bởi phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng sự am hiểu chuyên sâu về thị trường Thương mại điện tử. Trước đó, chị có nhiều năm hoạt động ở mảng B2B trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
“Everything happens for a reason”
Là một người trẻ và nhiệt huyết, Dory không chỉ làm hết sức mà còn "chơi hết mình". Chị ưa thích cuộc sống khám phá, từng du lịch tới hơn 20 quốc gia để tìm hiểu và thấu hiểu hơn văn hóa, con người bản địa.
Kết nối với Dory tại:
Email: Dory.Do@pingpongx.com
Telegram: @Dohathu89