Gen Z được biết đến là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Độ tuổi lớn nhất của thế hệ này hiện là những người trẻ ở độ tuổi ngoài 20, những người sắp bước vào thế giới kinh doanh.

Họ là "cư dân kỹ thuật số" đầu tiên (Digital Natives). Thế hệ này lớn lên khi xã hội đã phát triển, có  đặt hàng online, gửi tin nhắn WhatsApp cho bạn bè hoặc FaceTiming cho gia đình. Họ là thế hệ đầu tiên hoạt động và có sẵn gần 24 giờ một ngày.

Thế hệ Z và Thương mại Xã hội

Việc sử dụng các thiết bị cá nhân của gen Z vẫn đang tiếp tục tăng lên. Số liệu gần đây cho thấy 98% trong số họ sở hữu điện thoại thông minh và trong quý 3 năm ngoái, họ dành trung bình hơn 4 giờ mỗi ngày trên các ứng dụng - và con số đó không bao gồm thời gian chơi game.

Tuy nhiên, thói quen sử dụng nền tảng của họ đã có sự thay đổi.  Thế hệ Z đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại điện tử được thế hệ trước ưa chuộng, và Gen Z tiến tới thương mại xã hội (Social Commerce - mua hàng hoàn toàn trên nền tảng truyền thông xã hội).

Lý do được đưa ra là: Các thuật toán có thể tìm hiểu sở thích của họ để đề xuất các đề xuất có liên quan, cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa (điều này cũng làm giảm nguy cơ giỏ hàng bị bỏ rơi), giảm trở ngại giữa mong muốn mua hàng với việc thanh toán. Đặc biệt, việc mua hàng giờ đây còn vô cùng hấp dẫn nhờ việc sử dụng các bộ lọc ứng dụng, các tính năng thực tế tăng cường và các luồng trực tiếp.

Đa số người tiêu dùng Gen Z (97%) nói rằng họ hiện sử dụng mạng xã hội như nguồn cảm hứng mua sắm hàng đầu; 65% nói rằng họ sử dụng mạng xã hội để tìm nội dung giải trí; và 61% trong số họ đặc biệt quan tâm đến việc xem nhiều nội dung video hơn.

Các thương hiệu muốn thu hút sự chú ý của đối tượng này cần ưu tiên nội dung organic, chân thực hơn là sản phẩm trau chuốt hơn mà họ đã quen với việc sản xuất cho thế hệ Millenium.

Các nền tảng thương mại xã hội cho Gen Z bao gồm Instagram, TikTok và Pinterest. Trên thực tế, hashtag #tiktokmademebuyit có hơn 2,3 tỷ lượt xem trên TikTok và #amazonfinds có hơn 6,7 tỷ lượt xem.

Theo một báo cáo của Gen Z, gần 30% nhóm này nói rằng quy trình thanh toán dễ dàng rất quan trọng đối với họ trong việc mua hàng. Các thương hiệu cần xem xét trải nghiệm liền mạch hơn - từ khám phá đến thanh toán - bằng cách giảm thiểu sự phân tâm và cẩn thận để tránh hướng người tiêu dùng ra khỏi trang. Điều quan trọng là phát triển các chiến lược ưu tiên cho phép người tiêu dùng di chuyển qua phễu với ít trở ngại nhất có thể.

Dự đoán khi thị trường thay đổi, các nền tảng lớn sẽ phát triển tính năng để đảm bảo việc mua hàng không chỉ dễ dàng mà còn an toàn và đáng tin cậy. Thao tác vuốt lên trên Instagram đưa bạn trực tiếp đến sản phẩm đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, tab “mua sắm” của Instagram - có thể được tìm thấy trong điều hướng chính và được phát hành vào tháng 11 năm 2020 - cho phép hiển thị thương hiệu nhiều hơn, đồng nghĩa với khả năng quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ đến nhiều đối tượng hơn. Facebook, Instagram và Pinterest gần đây cũng đã công bố hoặc mở rộng quan hệ đối tác với Shopify - một nền tảng đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn mà không yêu cầu thông tin tài chính của người dùng.

Gen Z và Influencers Marketing

Gen Z thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các tài khoản phù hợp với sở thích của họ - hoặc giới thiệu với những tài khoản mới. Để tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội của thệ hệ này đòi hỏi phải xác định được sở thích của họ.

Các thương hiệu nên lắng nghe đối tượng có tiếng nói này. Mặc dù Gen Z nhanh chóng ủng hộ các thương hiệu gây chú ý với tư cách cá nhân, nhưng quan điểm vị tha và ý thức về môi trường của thế hệ này rất cao. Mối quan tâm về môi trường đang là mối quan tâm lớn với: 79% thế hệ Z trên 18 quốc gia trả lời rằng các công ty hoạt động bền vững mang ý nghĩa quan trọng hơn đối với họ kể từ khi bùng phát Covid-19 và họ có mong muốn xây dựng cuộc sống trở lại sau năm 2020.

Nói rộng hơn, những người sáng tạo nội dung sẽ cần xuất hiện với những đặc điểm phù hợp với thị hiếu của Gen Z, đặc biệt họ sẽ có xu hướng làm về Game, trò chơi giải trí. So với người dùng Internet bình thường, Gen Z có nhiều khả năng theo đuổi tính cách chơi game trực tuyến hơn.

Thêm các yếu tố trò chơi vào nội dung của bạn là một cách tuyệt vời để giữ cho Gen Z tương tác với thương hiệu của bạn. Đây cũng là một yếu tố rất linh hoạt trong kho vũ khí tiếp thị, vì nó có thể giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu tương tác, nhận thức và chuyển đổi. Trò chơi có thể bao gồm các trò chơi quảng cáo (trò chơi được tùy chỉnh đặc biệt để giới thiệu thương hiệu của bạn trong môi trường trò chơi tương tác) trên các trang đích, trò chơi có thương hiệu trên các nền tảng như Snapchat hoặc phần thưởng trong ứng dụng có kích thước nhỏ.

Bạn có thể khuyến khích người dùng tiếp tục sử dụng nền tảng của mình bằng cách cung cấp báo cáo tiến độ theo cách thú vị. Ví dụ: đăng nhập 100 giờ trên ứng dụng sẽ mở ra một điều gì đó mới. Các yếu tố trò chơi cũng có thể bao gồm các câu đố hấp dẫn, các cuộc thăm dò ý kiến ​​hoặc các phiên hỏi đáp trên nguồn cấp dữ liệu xã hội. Các tùy chọn gần như vô hạn và có thể được mở rộng theo ngân sách.

Điều này không có nghĩa là nội dung có thương hiệu nên ít đi - hơn một phần ba Gen Z theo dõi các thương hiệu mà họ thích, trong khi khoảng 1/4 theo dõi những thương hiệu mà họ đang cân nhắc mua.

"Gen Z không tuyệt đối trung thành, họ có khả năng cao hơn 22% đã ngừng theo dõi một thương hiệu trực tuyến trong tháng qua”

Đây là lý do tại sao các thương hiệu phải luôn ưu tiên các chiến lược nội dung sáng tạo, chất lượng cao, chân thực để giữ được sự yêu thích của Gen Z. Đây thường được gọi là chiến lược "thông tin giải trí" - một sự cân bằng tinh vi của đầu ra thông tin nhằm giải quyết bản chất bình đẳng, ý thức về môi trường và chủ nghĩa thoát ly vui vẻ của Thế hệ Z đã thúc đẩy họ đến với mạng xã hội ngay từ đầu.

Kỳ vọng của thế hệ Z, kết hợp với việc họ không thích quảng cáo truyền thống gây rối - về cơ bản sẽ thay đổi thế giới tiếp thị. Influencer marketing là một chiến lược hiệu quả để xây dựng thương hiệu của bạn và cùng với đó là tình cảm thương hiệu. Gen Z đang ngày càng bộc lộ những yêu cầu cao cùng tiềm năng lớn, đòi hỏi các nhà làm thương hiệu sáng tạo và công phu hơn.

Nguồn: Forbes.com

Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Cyan, Business Strategic Manager, PingPong Payments.

Là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, Cyan gia nhập PingPong với hy vọng có thể giúp đỡ nhiều khách hàng tại Việt Nam phát triển doanh nghiệp toàn cầu và giải quyết các bài toán liên quan tới thanh toán quốc tế.

Kết nối với Cyan tại:

Email: cyan.nguyen@pingpongx.com

Telegram: @cyanpipo

PingPong Payments