Cước vận tải đường biển tăng chóng mặt, cảng hàng không tắc nghẽn, thời gian sản xuất kéo dài: Hàng loạt thách thức của đại dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp kinh doanh mảng xuất nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp TMĐT xuyên biên giới nói riêng phải đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu để đảm bảo việc kinh doanh không bị gián đoạn. Đặc biệt là khi mùa tiêu dùng cuối năm ở Châu Âu và Mỹ đang đến rất gần.

Thông tin được tổng kết từ hội thảo trực tuyến "Tìm Kiếm Nhà Cung Cấp Chất Lượng Giữa Đại Dịch". Xem nội dung hội thảo qua video tại: https://pipopmt.com/398j5Kp

Trong hội thảo lần này, 3 khách mời của PingPong là những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành Thương mại điện tử, đã chia sẻ những thông tin thiết thực để lựa chọn được nhà cung cấp chất lượng giữa đại dịch.

Khung chương trình:

  • Chia sẻ từ Anh Trần Thành về khó khăn và cách hạn chế rủi ro khi tìm kiếm nhà cung cấp, cụ thể trong lĩnh vực Print On Demand
  • Chia sẻ từ Anh Tuấn KayO về ưu nhược điểm của các nguồn cung cấp, và cách làm việc với các nhà cung cấp tại Việt Nam
  • Chia sẻ từ Anh Robin về cách thức phòng chống gian lận khi làm việc với nhà cung cấp
  • Thảo luận bàn tròn và trả lời câu hỏi từ phía khán giả

PHẦN 1: MÔ HÌNH KINH DOANH PRINT ON DEMAND (POD)

Mặc dù không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa nhưng người bán hàng POD vẫn bị ảnh hưởng một cách gián tiếp bởi chuỗi cung ứng, do các nhà máy sản xuất chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thách thức khi làm việc với Supplier:

Gặp phải Dropshipping Supplier: Họ là trung gian chứ không phải người trực tiếp sản xuất. Làm việc với các supplier này khiến chi phí tăng, thời gian vận chuyển kéo dài, không đảm bảo thông tin bảo mật về sản phẩm. Họ thiếu sự chủ động do chỉ là bên trung gian.

Vị trí địa lý (TQ, VN): Tăng thời gian vận chuyển, tăng rủi ro cho seller và không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng

Không có trọng tài mua bán đảm bảo giao dịch

Không có chính sách đền bù rõ ràng: Khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tài khoản và cổng thanh toán

Phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan: Covid, khan hiếm nguồn hàng, sản lượng hàng hóa tăng giảm thất thường, dịch vụ vận chuyển,...

Seller rất bị động trong việc theo dõi đơn hàng và chỉ nắm được thông tin khi thấy tracking code đã active

Giải pháp giảm thiểu rủi ro:

Tham khảo nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn được các supplier uy tín: Đặt hàng thử 1 vài sản phẩm để tính thời gian vận chuyển trung bình và chất lượng sản phẩm. Xem review, feedback từ mối quan hệ hoặc lịch sử trên các trang Alibaba, Aliexpress,... Và đặc biệt: Đừng ngại hỏi để giải đáp được các thắc mắc và đánh giá thiện chí làm việc cũng như độ tin cậy của supplier.

Đảm bảo các chính sách refund, return,... phải rõ ràng và chặt chẽ. Xem xét kỹ các điều khoản khi xảy ra sự cố.

Sử dụng các nền tảng có trọng tài đảm bảo giao dịch như Alibaba, Paypal.

Thường xuyên trao đổi về kế hoạch bán hàng để 2 bên nắm rõ tình hình sản xuất: Giúp cả bạn và supplier chủ động về nguyên vật liệu và hàng hóa sản xuất

Nên làm việc với 1 vài supplier thay vì chỉ 1 để đảm bảo năng lực sản xuất.

Giảm yếu tố On Demand nhất là vào các mùa cáo điểm: Có thể dự trữ hàng bằng cách sản xuất sẵn và gửi về kho ở Mỹ, giảm thời gian vận chuyển hàng và chi phí phát sinh do phí hàng hóa tăng trong mùa cao điểm.

PHẦN 2: CÁC NGUỒN HÀNG TỪ VIỆT NAM, MỸ, TRUNG QUỐC VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM

Nguồn hàng từ Trung Quốc:
Trung Quốc được coi là công xưởng sản xuất của thế giới, vì vậy mà có rất nhiều lợi thế về:

  • Nguồn nguyên vật liệu, đa dạng sản phẩm, chủng loại
  • Giá cả rẻ hơn và khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
  • Các chính sách vận chuyển, hỗ trợ, hoàn thiện đơn hàng vô cùng phát triển. Chỉ cần bạn có nhu cầu, các nhà sản xuất ở Trung Quốc có thể hỗ trợ từ A -Z.

Tuy nhiên nhược điểm là khó kiểm soát chất lượng, không gặp được trực tiếp supplier mà thường thông qua trung gian. Ý tưởng sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép bởi các seller Trung Quốc mà mình khó kiểm soát được.

Nguồn hàng từ Mỹ:

Bạn có thể lựa chọn nhập các sản phẩm có thương hiệu Mỹ và bán cho người dân ở đây:

  • Tìm nguồn hàng giá tốt, bán trên các sản TMĐT và ăn chênh lệch, không mất quá nhiều chi phí quảng cáo.
  • Các sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng nổi tiếng về chất lượng, thời gian vận chuyển nhanh.

Tuy vậy, thách thức là bạn phải có pháp nhân công ty tại Mỹ, đóng thuế, lợi nhuận không cao, quy trình làm việc khác hoàn toàn so với kinh nghiệm xử lý hàng hóa Trung Quốc.

Nguồn hàng từ Việt Nam:

Sử dụng nguồn hàng tại Việt Nam có ưu điểm là bạn có thể kiểm tra được chất lượng, tự do lựa chọn đầu vào, tự hào dân tộc, chung tay giúp đỡ doanh nghiệp Việt.

Có 3 nguồn hàng chính tại Việt Nam gồm: Sản xuất gia công, Thương mại & Dịch vụ xuất khẩu, Các nhãn hiệu thương hiệu lớn.

(1) Những đơn vị thuần sản xuất gia công

Họ là các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, làng nghệ nhận theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp lớn. Khi làm việc sẽ cần đưa ra các yêu cầu có sẵn về gia công để có thể sản xuất hàng loạt. VD: Đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, các sp từ dừa, từ gỗ, từ cọ…
Hạn chế: Họ thường không thể đáp ứng các đơn hàng yêu cầu quá cao về chất lượng, về kiểm định của các tổ chức quốc tế hay về sản lượng

(2) Công ty thương mại & dịch vụ xuất khẩu

Quy trình sản xuất và kiểm định sản phẩm rất rõ ràng. Đáp ứng yêu cầu về sản phẩm và chất lượng vì họ đã có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu trước đó. Họ có thể tự sản xuất hoặc liên kết với các đơn vị thuần sản xuất để hoàn thiện đơn hàng.
Hoàn toàn có thể đặt các tiêu chuẩn có tiêu chuẩn cao cấp như: Decor nhà cửa, hàng F&B, mỹ phẩm, may mặc,...

(3) Doanh nghiệp lớn đã có nhãn hiệu và thương hiệu:

Họ là các doanh nghiệp lớn, đã thành công tại Việt Nam và muốn xây dựng thương hiệu quốc tế, tiếp cận khách hàng nước ngoài. VD: Cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, Canifa.  Bạn có thể hợp tác trở thành nhà phân phối thông qua các sản phẩm họ đang bán trên thị trường hoặc các sản phẩm sắp đưa ra thị trường quốc tế.

KINH NGHIỆM KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC NGUỒN HÀNG TỪ VIỆT NAM

Nghiên cứu kỹ thông tin về đối tác: kinh nghiệm, nguồn lực, khả năng sản xuất giúp đảm bảo hiệu suất công việc trung hạn và ổn định.

Thỏa thuận hợp tác dựa trên các thiện chí giữa 2 bên. Cần rõ ràng về thỏa thuận và cam kết pháp lý, thấu hiểu và rõ ràng nghĩa vụ để tránh các tranh chấp và vấn đề phát sinh như hủy đơn, chậm tiến độ, tỷ lệ lỗi cao. Đặc biệt tránh việc thỏa thuận thông qua miệng ngay cả khi họ hứa sẻ chỉ nhận thanh toán sau khi đơn hàng hoàn thành.

Giá cả: Không nên ép giá quá nhiều vì ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Thời gian thanh toán nên chia làm 3 đợt. Đợt 1: đặt cọc để nhà sản xuất có tiền mua nguyên vật liệu. Đợt 2: thời điểm sau khi hoàn thiện lô hàng. Đợt 3: sau khi nhận hàng và kiểm tra chất lượng. Nên có giao kèo rõ ràng về chất lượng trong hợp đồng để tránh các vấn đề sau này khi nhận hàng.

Dịch vụ bán hàng: xem xét dịch vụ chăm sóc trước và sau bán hàng, tránh việc lúc đầu rất nhiệt tình nhưng sau đó có vấn đề lại trốn tránh.  Hãy đặt nhiều câu hỏi xem họ có sẵn lòng giải đáp các thắc mắc và xử lý vấn đề của mình không. Nên có bản kế hoạch và báo cáo rõ ràng về tiến độ để cả 2 bên cùng theo dõi, đôn đốc quá trình hoàn thành sản xuất lô hàng.

Có thể cùng nhà sản xuất xử lý các vấn đề logistic. Nhiều nhà sản xuất có kênh vận chuyển riêng của họ hoặc có các mối quan hệ về logistic rất tốt, bạn có thể tận dụng.

Quản lý rủi ro:  Nên có các thỏa thuận về việc nếu xảy ra sử cố: Trường hợp nào cùng đứng ra giải quyết, trường hợp nào cần có kế hoạch dự phòng (ví dụ họ có chuyển cho bên thứ 3 hoàn thiện đơn hàng của mình hay không). Hoặc việc bồi thường sẽ diễn ra như thế nào…

Bí mật kinh doanh: Đảm bảo nhà sản xuất không được tiết lộ chi tiết về sản phẩm của mình cho các đối tác khác. Tránh các tranh chấp về thương hiệu: (sản phẩm này là thương hiệu của mình hay của họ).

PHẦN 3: HẠN CHẾ GIAN LẬN KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ CUNG CẤP

Theo kinh nghiệm của Anh Robin, việc kiểm tra chất lượng không nên chờ tới khi sản xuất xong mới kiểm tra vì khi đó là quá muộn, rủi ro rất lớn. Nếu bạn là 1 người mua hàng, tốt hơn hết bạn nên có khả năng để kiểm tra chất lượng từ những khâu đầu tiên khi supplier nhập khẩu nguyên vật liệu. Như vậy, rủi ro đối với chất lượng sản phẩm sẽ thấp hơn.

Khi nhập khẩu các đơn hàng số lượng lớn cần kiểm tra kỹ càng, cẩn thận, nhất là với các sản phẩm dễ hư hỏng như thực phẩm, hàng dễ vỡ. Với 1 nhà kiểm định chất lượng chuyên nghiệp, họ sẽ có 1 list danh sách chi tiết để kiểm tra lô hàng hóa: Số lượng, kiểu dáng, màu sắc, giấy tờ thông quan, nhãn hiệu, đóng gói sản phẩm, địa lý, điều kiện của containers,...

Thông thường kiểm tra hàng hóa sẽ được thực hiện trực tiếp. Tuy nhiên với tình hình covid như hiện nay, rất nhiều trường hợp đã phải sử dụng kiểm định thông qua Online nhằm đảm bảo supplier là các công ty có pháp nhân đầy đủ, có năng lực sản xuất thực tế như thông tin mà họ cung cấp.

PINGPONG HỖ TRỢ SELLER THANH TOÁN SUPPLIER VÀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THÔNG TIN

Tại PingPong, bạn có thể thanh toán cho nhà cung cấp tại hơn 170 quốc gia khắp thế giới với đa dạng tiền tệ và mức phí cạnh tranh. Các thao tác thực hiện nhanh chóng và đơn giản.

Ngoài ra khi sử dụng dịch vụ này, bạn có thể yên tâm vì PingPong sẽ xác minh danh tính nhà cung cấp (bao gồm các thông tin chuyển khoản, người đứng tên sử hữu, pháp nhân công ty...) để đảm bảo nhà cung cấp là có thật. Giống như một bước lọc cuối cùng trước khi bạn thực hiện lệnh chuyển khoản, PingPong giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro gian lận thông tin.

Tham khảo về phương thức thanh toán nhà cung cấp của PingPong tại: https://vn.pingpongx.com/vn/supplier-payment