Nếu là một e-seller kinh doanh xuyên biên giới chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Shopify - kênh ứng dụng cho phép người dùng tạo website bán hàng với đầy đủ các công cụ hỗ trợ, dễ dàng thao tác thực hiện chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tại Shopify, bạn có thể xây dựng trang web dành riêng cho doanh nghiệp để kinh doanh thương mại điện tử với đầy đủ tính năng như tạo tên miền, thiết kế giao diện cửa hàng trực tuyến, quản lý hàng hóa, đăng tải sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán và kết nối mạng xã hội. Điều đặc biệt là Shopify giúp bạn thực hiện các chức năng trên 1 cách nhanh chóng kể cả khi bạn chưa từng biết gì về lập trình website.
Một vài thống kê đáng chú ý về Shopify:
- Năm 2021, Tổng doanh thu người bán nhận được qua nền tảng Shopify đạt 175.4 tỷ USD, tăng 47% so với năm 2020.
- Hiện có trên 1.7 triệu người bán hàng đang sử dụng Shopify để kinh doanh, trải khắp trên 170 quốc gia toàn thế giới.
- Những thương hiệu nổi tiếng thế giới đang sử dụng nền tảng Shopify có thể kể đến như: Pepsi, Tesla, Nestle, Kylie Cosmetic
Vậy làm gì để website của bạn trên Shopify đạt được những con số kinh doanh ấn tượng? Cho dù là bạn vừa mới ra mắt thương hiệu hoặc thậm chí bạn đã đạt mốc triệu sale, thì bạn vẫn cần nâng cấp cửa hàng Shopify của mình sao cho thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Dưới đây là những mẹo "nhỏ mà có võ" bạn có thể tham khảo.
1. Đặt nút kêu gọi hành động “Shop Now/Buy Now” - “Mua Ngay” tại trang chính của website
Nút “Shop Now/Buy Now” là đường link dẫn thẳng đến giai đoạn chốt đơn hàng nhanh chóng nhất, dẫn dắt khách hàng truy cập vào bộ sưu tập nổi bật nhất hay mặt hàng chủ lực của nhãn hàng mà bạn muốn tăng doanh số. Nút kêu gọi hành động này làm đơn giản hóa quá trình chọn lựa và chốt đơn của khách hàng.
Ví dụ: Nếu ai đó tìm thấy nhãn hàng của bạn quảng cáo trên Instagram, họ sẽ ấn đường link và ghé thăm website của bạn. Khi đó nếu khách hàng ấn “SHOP NOW/BUY NOW” thì sẽ giảm thiểu số bước hay số thao tác chọn lựa “Tôi thích món hàng này” hoặc “Tôi sẽ mua món hàng này” trong thời điểm đó. Từ đó tăng khả năng chốt đơn của khách hàng và tăng doanh số bán.
Dưới đây là minh họa của nhãn hàng “BITE”.
2. Thêm cửa sổ “welcome popup” vào trang web của bạn
Khách hàng lần đầu truy cập vào trang web của bạn có thể sẽ không có kế hoạch mua gì ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu trong lúc truy cập có cửa sổ welcome popup hiện lên - giống như một hình thức chào mừng và gây chú ý với khách hàng bằng những thông tin ưu đãi hấp dẫn, điều này sẽ tăng khả năng mua hàng của họ.
Đúng như cái tên, khi cửa sổ popup "Welcome" hiện lên tức là bạn đang giới thiệu tới khách hàng những ưu đãi và khuyến mại tốt nhất khi họ vừa truy cập vào trang web. Đổi lại bạn có thể kèm điều kiện yêu cầu khách hàng để lại họ tên/email/số điện thoại liên hệ… để thu thập được danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng trong tương lai.
Hãy tham khảo qua dạng welcome popup của nhãn hàng “ OLIPOP”.
3. Thiết lập lời nhắc về giỏ hàng chưa thanh toán
Theo số liệu nghiên cứu thì đến hơn 70% giỏ hàng mua sắm trực tuyến bị bỏ rơi, tức là khách hàng chưa quyết định mua luôn. Con số đó thể hiện chỉ có khoảng ¼ số lượng khách hàng thích thú sản phẩm và thực sự mua món hàng đó. Đây thực sự là một điều đáng tiếc với những người bán hàng xuyên biên giới như bạn.
Vậy thay vì đi theo đuổi những khách hàng mới để bù đắp, bạn hãy thiết lập ngay lời nhắc về giỏ hàng bị bỏ qua cho các khách hàng hiện hữu, những người đã dành thời gian ghé thăm website của bạn, và tiềm năng cao sẽ trở thành người mua hàng đích thực mà bạn cần.
Các chế độ lời nhắc này sẽ được cài đặt 24/7 ở Shopify, tất cả việc bạn cần làm đó là quyết tâm đưa ra cú huých tinh thần cho khách hàng và mức độ hấp dẫn của ưu đãi đề xuất.
Ví dụ: Bạn có thể cài đặt chế độ tự động gửi email sau tối đa 1 giờ đồng hồ cho khách hàng sau khi họ thoát khỏi website để nhắc họ về các sản phẩm đã đưa vào giỏ hàng online (Add to Cart). Nếu điều này không hiệu quả, hãy thử gửi email đến khách hàng kèm theo ưu đãi riêng như coupon/voucher giảm giá/freeship để tăng động lực chuyển đổi mua hàng ngay lập tức.
Hãy tham khảo qua tính năng này được cài đặt bởi Shopify:
4. Tạo thanh tiêu đề chuyển động “Miễn phí giao hàng”
Thanh tiêu đề chuyển động “Miễn phí giao hàng” (Free shipping) là một dạng băng rôn, biểu ngữ được chạy tự động ở phía trên cùng của website, nhằm thông báo cho khách hàng về số tiền chi tiêu tối thiểu để nhận được ưu đãi miễn phí giao hàng.
Đây là cách nhanh chóng để thúc đẩy việc mua hàng của khách. Tuy nhiên bạn cần tính toán mức chi tiêu hợp lý mà khách hàng cần bỏ ra để nhận được đề nghị mức ưu đãi miễn phí giao hàng.
Thanh tiêu đề chuyển động “Miễn phí giao hàng” này sẽ được cài đặt tự động cập nhật về thông tin/giá trị giỏ hàng tại thời gian thực tế, cho phép khách hàng biết được mức tiếp cận đến ưu đãi Free Shipping của họ khi thanh toán.
Ví dụ: Bạn cài đặt ngưỡng $25 sẽ đạt ưu đãi miễn phí giao hàng. Khách hàng đã chọn và đưa vào giỏ hàng 1 sản phẩm giá $10. Vậy ngay khi đó thanh tiêu đề chuyển động sẽ thông báo và cập nhật “Bạn cần thêm $15 nữa để được miễn phí giao hàng”.
Dưới đây là minh họa của thanh tiêu đề “Miễn phí giao hàng” của nhãn hàng chạy tự động.
5. Khuyến khích khách hàng gửi đánh giá cho sản phẩm của bạn
Theo nghiên cứu, vì họ không có cơ hội được thử và trải nghiệm thực tế khi mua hàng online, nên có đến hơn 95% người mua hàng sẽ đọc các đánh giá review về sản phẩm trước khi mua hàng.
Vậy thay vì để khách hàng phải tự đi tìm hiểu và đọc các đánh giá sản phẩm ở các nơi khác nhau, hãy chủ động thêm các đánh giá tốt về sản phẩm ở ngay trên website của chính bạn. Hiện tại đang có trên 300 ứng dụng hỗ trợ tạo và ghi nhận đánh giá trên Shopify một cách hiệu quả và thực tế nhất.
Ví dụ: Bạn có thể đưa ra ưu đãi dành cho khách hàng đã mua hàng, sử dụng sản phẩm và gửi đánh giá/trải nghiệm ngay trên website của bạn, với mỗi lần gửi đánh giá online như vậy sẽ được gửi tặng 1 voucher giảm giá 10% cho đơn hàng tiếp theo của khách hàng đó.
Bạn hãy tự cảm nhận như minh họa dưới đây của nhãn hàng “Trade Coffee”.
6. Hãy đảm bảo giao diện trên điện thoại của website thật sự tối ưu
Theo số liệu của Insider Intelligence, Doanh số bán lẻ trực tuyến qua điện thoại trong năm 2021 đạt ngưỡng 360 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,2% so với năm 2020. Đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử bán lẻ qua điện thoại được dự đoán sẽ tăng gấp đôi, đạt ~ 720 tỷ đô la và chiếm 44,2% doanh số thương mại điện tử bán lẻ nói chung ở thị trường US.
Những số liệu ở trên cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu giao diện trải nghiệm người dùng trên điện thoại.
Dưới đây là một số lưu ý giúp tăng độ thân thiện và tối ưu người dùng trên điện thoại:
- Cài đặt chế độ welcome popup, cửa sổ này bật lên theo chiều dọc màn hình. Tránh dùng chiều ngang vì sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết bị di động.
- Đảm bảo văn bản được viết trên website đủ to để người dùng điện thoại không cảm thấy khó chịu.
- Cho phép người xem có khả năng phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh sản phẩm một cách dễ dàng trên điện thoại.
Bạn có thể cảm nhận sự tối ưu và nhanh chóng khi lướt giao diện điện thoại của nhãn hàng sau đây:
Trên đây là 6 mẹo hữu ích khi tạo trang web và kinh doanh với Shopify dành cho những người bán hàng Dropshipping, Print On Demand và bất kỳ ai đang tự xây dựng thương hiệu riêng. Shopify là một sân chơi lớn, mở rộng, sẵn sàng cho những nhà bán hàng dám chơi lớn - “Go Big or Go Home”.
Hiện tại, PingPong vẫn đang hỗ trợ và đồng hành các khách hàng nhận tiền từ Shopify qua tài khoản nhận thanh toán với đa dạng ngoại tệ. Ngoài ra PingPong cũng cung cấp hệ thống thẻ ảo VISA/MASTERCARD miễn phí giúp khách hàng thanh toán phí định kì, phí chạy quảng cáo Facebook/Google một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Mong rằng đội ngũ PingPong sẽ tiếp tục được đồng hành cùng bạn và thương hiệu của bạn trong tương lai.
Bài viết được biên tập và tổng hợp bởi Ana Trần, Business Strategic Manager, PingPong Payments.
“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” – Charles R. Swindoll.
Ana Trần có hơn 05 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng tại ngân hàng Quân đội MBBank, kinh nghiệm dày dặn trong tư vấn tài chính mảng doanh nghiệp Bussiness/Corporation. Khi nhận thấy sự lên ngôi mạnh mẽ của mảng Fintech tại Việt Nam, Ana Trần đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực đầy tiềm năng này và PingPong chính là công ty tài chính Fintech uy tín toàn cầu mà cô ấy lựa chọn theo đuổi. Với các công cụ tối ưu hóa dòng tiền và lợi nhuận cho các e-seller, Ana Trần tự tin rằng sẽ từng bước góp phần đồng hành để phát triển mạnh mẽ mảng E-commerce tại Việt Nam.
Kết nối với Ana tại:
Email: ana.tran@pingpongx.com
Telegram: @anatranpipo