Khởi đầu là một giải pháp thanh toán quốc tế dành cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, PingPong đã hoàn thành 7 năm rực rỡ đầu tiên của mình khi lan tỏa được sức ảnh hưởng mạnh mẽ ra thị trường Quốc tế. Hãy cùng chúng tôi lội ngược dòng thời gian, quay về khởi nguồn của PingPong cùng hành trình ươm mầm và gây dựng nên PingPong Payments ngày hôm nay của CEO Robert Chen.
Khi việc số hóa thương mại điện tử toàn cầu đang trong vòng xoáy phát triển chóng mặt, PingPong - giải pháp thanh toán xuyên biên giới trở thành cầu nối toàn cầu, phá bỏ các rào cản chuyển giao tiền tệ giữa các nước, xóa bỏ sự thiếu hụt thông tin và thể chế khác nhau giữa các lục địa trong mạng lưới và mở ra Tầm nhìn hoàn toàn mới: kết nối người mua, người bán trong chuỗi công nghiệp thương mại toàn cầu để cùng nhau tạo ra một mạng lưới dịch vụ sinh thái đáng tin cậy và thịnh vượng hơn.
Hãy khám phá xem khởi nguồn của PingPong Payments, tầm nhìn, sứ mệnh của chúng tôi trong hành trình trở thành giải pháp thanh toán quốc tế hàng đầu thế giới.
Được thành lập vào năm 2015 tại NewYork, PingPong Payments đã viết nên cho mình một khúc tráng ca với nhiều nốt thăng trầm, để khi hoàn thành chặng đường 7 năm đầu tiên trong vòng đời phát triển của mình, PingPong Payments tiếp tục chặng đường tương lai với sức mạnh nội tại mạnh mẽ và bền bỉ hơn.
KHỞI NGUỒN: “ĐI NGƯỢC CHIỀU GIÓ”
Phố Wall năm 2014, Chen Yu một doanh nhân làm việc tại Deloitte Mỹ, mang trong mình khát khao khởi nghiệp cháy bỏng, anh thường xuyên đi lại giữa New York và Thung lũng Silicon để tìm kiếm cho mình một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn. Nhưng các lập trình viên ở Thung lũng Silicon và các công ty công nghệ ở đây không mang đến cho anh nhiều nguồn cảm hứng, tuy nhiên một lời đề nghị bất ngờ đến từ người bạn Trung Quốc đã đánh thức ngọn lửa trong anh.
"Phần lớn lợi nhuận mà chúng tôi kiếm được đã bị chiếm hết." Một người bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói với Chen Yu rằng thị trường thanh toán xuyên biên giới tại Trung Quốc được độc quyền bởi các gã khổng lồ thanh toán quốc tế và thanh toán xuyên biên giới bị tính phí dịch vụ -5% tương đương gần 1/3 lợi nhuận của họ. Đối với những người đang kinh doanh TMĐT mà nói, đây là điều không hề mong muốn, nhưng họ không có lựa chọn nào khác.
Vào thời điểm đó ở Trung Quốc, Internet đang bùng nổ và thương mại điện tử bước vào thời kỳ "hoàng kim", tiếp tục tạo ra ảnh hưởng sâu rộng và chuyển đổi sang lĩnh vực logistic, tài chính, R&D, chuỗi cung ứng và sản xuất. Lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới đã bắt đầu phát triển, theo số liệu của Bộ Thương mại năm 2013, tại Trung Quốc có hơn 200.000 doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua nhiều nền tảng khác nhau. Năm 2014, quy mô giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc là 4,2 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà bán lẻ truyền thống, các ông lớn thương mại điện tử trong và ngoài nước, các công ty mới thành lập, các nhà cung cấp dịch vụ logistic và các nhà phân phối chuỗi cung ứng đã lần lượt gia nhập thị trường, khẳng định vị thế của mình. Đây chính là “năm khởi đầu” của thương mại điện tử xuyên biên giới.
Nhu cầu thanh toán xuyên biên giới ồ ạt và các công cụ “nghèo nàn” đã tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Nhắc đến đà phát triển của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, thanh toán xuyên biên giới có nhiều tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Điều này khiến anh Chen Yu, người có kinh nghiệm đầu tư mạo hiểm và tư vấn doanh nghiệp trong nhiều năm, rất thành thạo trong việc nghiên cứu mô hình kinh doanh, cảm thấy vô cùng hào hứng.
Vào nửa cuối năm 2014, Chen Yu bắt đầu thành lập nhóm kinh doanh đầu tiên tại Hoa Kỳ. Trong vài tháng đầu, họ đã đến nhiều ngân hàng ở Hoa Kỳ, giải thích về mô hình kinh doanh ban đầu của PingPong cho bộ phận tuân thủ. "Đây là vấn đề mà các ngân hàng quốc tế đã không thể giải quyết trong nhiều năm" là phản hồi mà họ nhận được nhiều nhất. Có rất nhiều tổ chức lớn tham gia vào ngành thanh toán xuyên biên giới, các vấn đề về quy định, kỹ thuật, sản phẩm, cũng như rất nhiều các vấn đề phức tạp khác trên toàn cầu cần được giải quyết. Đặc biệt, nhóm khách hàng mà PingPong đang nhắm đến là người bán xuyên biên giới thực hiện rất nhiều các giao dịch có giá trị nhỏ với tần suất cao.
Điều này đã trở thành mở đầu cho câu chuyện kinh doanh thành công của PingPong. Hai tháng sau, PingPong đã hoàn tất việc kết nối thành công với một ngân hàng của Mỹ. Sau khi Chen Yu đọc 800 trang Đạo luật chống rửa tiền của Hoa Kỳ và viết ra phiên bản đầu tiên về hệ thống tuân thủ và chống rửa tiền của PingPong, anh ấy bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một công ty ở Hoa Kỳ và thành công có được giấy phép thanh toán đầu tiên của PingPong ở nước ngoài.
Khi ông thường xuyên xuất hiện tại các ngân hàng ở Phố Wall và các cơ quan quản lý tài chính Hoa Kỳ, các nhóm doanh nhân giai đoạn đầu của PingPong cũng tích cực hoạt động giữa các ngân hàng và công ty phát hành thẻ. Với việc China UnionPay trở thành đối tác chiến lược của PingPong, cả hai đầu của hệ thống thanh toán trong và ngoài nước đã được mở ra. Khu thí điểm toàn diện thương mại điện tử - Hàng Châu.
Cho đến nay, khi Chen Yu đã rời phố Wall để trở về Trung Quốc, khác với logic kinh doanh của hầu hết các doanh nhân Trung Quốc ra nước ngoài trong cùng thời kỳ (họ bắt đầu ở Trung Quốc và sao chép mô hình kinh doanh của mình sang thị trường nước ngoài để mở rộng kinh doanh), tư duy kinh doanh và cấu trúc đội ngũ của Chen Yu bắt đầu từ quá trình toàn cầu hóa, PingPong ban đầu là một Công ty Toàn cầu, đi ngược lại với xu hướng kinh doanh thông thường, nhưng đi theo xu hướng chung của kinh doanh xuyên biên giới. Khi quay trở lại Trung Quốc, một thị trường khổng lồ với cả lợi thế chính sách và lợi thế chuỗi công nghiệp, PingPong về cơ bản đã được toàn cầu hóa và tuân thủ theo cấu trúc từ trước ở nước ngoài, chính vì vậy, khi phát triển tại thị trường Trung Quốc không cần mất nhiều thời gian để bung hết năng lực mạnh mẽ của mình.
(còn tiếp)
PingPong Payments