Khởi nghiệp và thành công trong lĩnh vực Thương mại điện tử là một bài toán khó khăn nhưng đối với phụ nữ, trở ngại này sẽ nhân lên gấp bội bởi họ có rất nhiều mối quan tâm khác như gia đình, con cái.
Vượt trên tất cả, rất nhiều phụ nữ vẫn thành công, tỏa sáng trong một lĩnh vực mà phần đa nam giới chiếm thế mạnh và trở thành những tấm gương để chúng ta học tập.
Hãy cùng PingPong tìm hiểu câu chuyện kinh doanh của họ để hiểu rõ hơn về những khó khăn, trở ngại và bí quyết thành công khi dấn thân vào lĩnh vực Thương mại điện tử toàn cầu.
Chị Phương Thảo, Giám đốc Phát Triển Thị Trường HTF
“We don’t think outside the box; we think there is no box”
Từ bỏ công việc ổn định ở một cơ quan Nhà Nước, Chị Phương Thảo gia nhập lĩnh vực Thương mại điện tử từ năm 2016, bắt đầu sự nghiệp bằng việc trở thành một Seller trong ngành Thương mại điện tử với sản phẩm đầu tiên là T-shirt.
Ngành POD nói riêng và ngành Thương mại điện tử nói chung thích hợp với nam giới hơn, vì nó đòi hỏi nhiều về yếu tố kỹ thuật, công nghệ và áp lực công việc cao. Tuy nhiên, là một người thích cái mới, thích tự học hỏi và tìm tòi, Chị đã quyết tâm và từng bước vượt qua tất cả các rào cản kỹ thuật đó.
Từ việc khởi sự một mình, Chị bắt đầu lập công ty vào năm 2017, sau này thu hút cả người bạn đồng hành tham gia vào công ty HTF (tên rút gọn của công ty hiện tại) ra đời từ đấy. Hiện nay chị Thảo giữ chức vụ Giám đốc Phát Triển Thị Trường tại HTF.
Theo chị Thảo, Điều khác biệt ở HTF so với những môi trường công ty khác khiến tất cả các thành viên mới nào gia nhập đều phải bất ngờ và thích thú, đó chính là văn hoá công ty. Văn hoá tại HTF đề ra 3 nguyên tắc chính mà Công ty luôn cố gắng theo đuổi và bất cứ thành viên nào cũng thuộc nằm lòng:
Sự chính trực - Tinh thần khởi nghiệp và Tâm thế CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC.
Ngoài những chuẩn mực trên, điều gây ấn tượng sâu đậm cho các thành viên là những hoạt động mới lạ, nức tiếng nói cười trong những giờ giải lao.
“Có thể HTF chưa lớn mạnh, nhưng HTF luôn tạo ra không gian làm việc - nơi bạn thực sự sống bằng đam mê và niềm vui mỗi ngày. HTF không đơn giản chỉ là nơi làm việc, đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt đẹp của thời thanh xuân. Ở HTF, chúng tôi không những làm việc cùng nhau, chúng tôi còn cùng nhau xây dựng và biến những giấc mơ lớn của mình thành hiện thực”
Chị Phương Dung - CEO Tuy Co.
Người được mệnh danh là kỷ lục gia chuyên phá đảo các cuộc thi với vô số "Camp Win", người thành công với triết lý “Chất lượng hơn số lượng”.
“We don’t sell a product; We sell an experience”
Ngay từ thời sinh viên, chị Dung đã là thành viên xuất sắc của Câu lạc bộ FYT (FPT Young Talents), cái nôi nuôi dưỡng nhiều tài năng trẻ đam mê công nghệ.
Chính thức gia nhập lĩnh vực Thương mại điện tử từ tháng 2/2020 sau khi trải qua nhiều vị trí quản lý tại các công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước như VNPT, Gameloft..., chị Dung đã nhanh chóng xây dựng được đội ngũ POD T.U.Y với 20 người, trong đó 90% là nữ có dưới 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Nhiều người thắc mắc, tại sao chị không lựa chọn các bạn nam giàu kinh nghiệm hơn, bởi ai cũng biết rằng trong ngành này, nam giới đặc biệt chiếm ưu thế. Nhưng theo chị, chị không quan tâm họ là ai, chỉ cần họ là những người trẻ thực sự đam mê. Đối với công ty chị, mỗi ngày là 1 cơ hội để học hỏi, để làm tốt hơn ngày hôm trước và cùng chinh phục những thị trường mới. Mỗi quý công ty lại tự đặt ra những mục tiêu khó hơn để rèn luyện và hoàn thiện hơn nữa.
Ba giá trị cốt lõi mọi thành viên trong công ty đều hiểu rõ và áp dụng đó là:
Kỷ luật - Sáng tạo - Làm đến xuất sắc
Tuy công việc có nhiều áp lực nhưng mọi người luôn coi nhau như 1 gia đình vì ai cũng được góp ý thẳng thắn, chia sẻ rõ ràng để xây dựng team bền vững và đạt được mục tiêu chung.
“Mỗi ngày đi làm là một ngày vui vì được thử nghiệm những ý tưởng, làm việc mình thích và có những người chị em luôn giúp đỡ” - Đó là chia sẻ điển hình của các thành viên sau thời gian làm việc tại công ty.
Chị Carmen Nguyen, Country Manager Teechip
Tốt nghiệp 2 bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Anh Quốc, Chị Carmen trở về Việt Nam và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các công ty Công nghệ & TMĐT uy tín trên toàn cầu.
Với gần 10 năm kinh nghiệm, đi qua gần như tất cả các ngành từ khi TMĐT còn rất mới tại nước ta: từ ngành hàng tiêu dùng (Lazada), Công nghệ phân phối trực tuyến (AA Distribution), Siêu ứng dụng (Grab),… Chị. Carmen chia sẻ chính điều đó đã giúp chị hiểu được đặc thù của đa dạng những ngành hàng khác nhau trong lĩnh vực TMĐT.
Chị cũng từng làm việc trực tiếp với những thương hiệu lớn trong và ngoài nước, thực hiện thành công các chiến dịch phát triển thị trường ở Việt Nam cũng như trên thị trường Quốc tế, ứng dụng các quy trình vận hành từ Global tới Local.
Hiện tại Chị Carmen đang là Country Manager của Teechip, một trong những Platform Print On Demand lâu năm và uy tín trên toàn cầu.
“Tại Teechip, Mình hy vọng có thể định hình vị thế dẫn đầu, mở rộng các tệp khách hàng và là đòn bẩy kết nối, hỗ trợ Seller Việt Nam kinh doanh tốt hơn trên thị trường Quốc tế”
Là một người yêu thích chủ nghĩa hiện đại, đề cao vai trò của người phụ nữ trong công việc, Ms. Carmen tin rằng Phụ nữ hoàn toàn có thể phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ & TMĐT cũng như nắm giữ vai trò quan trọng tại các công ty toàn cầu.
“Keep your face to the sunshine, and you cannot see a shadow” - Với chị Carmen, mỗi sự việc xảy đến luôn có 2 mặt, dù là mặt tốt hay mặt xấu đều giúp ta có thêm góc nhìn mới và phát triển hơn mỗi ngày.
Ms. Murphy - Amazon Seller, PingPong CN Seller
"Passion is the reason and answer of everything"
Người phụ nữ xinh đẹp này là Ms. Murphy, Amazon Seller, PingPong CN Seller. Câu chuyện thành công của cô đến từ bài học kinh nghiệm của chuỗi những ngày thất bại, hết lần này đến lần khác nhưng không bao giờ bỏ cuộc. Có những thời gian mỗi ngày chỉ dành 2-3 tiếng để nghỉ ngơi, nhưng với cô:
"Sau khi giải quyết khó khăn, hết lần này đến lần khác, trái tim sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Một trái tim mạnh mẽ khiến bạn cảm thấy rằng những vấn đề bạn gặp phải trước đây chẳng là gì cả, đó là lý do tại sao con người ta cứ lớn lên."
Ms. Murphy chia sẻ rằng việc sinh sống và làm việc tại bản địa chính là lợi thế cho phép cô có những hiểu biết nhất định về văn hóa và hành vi tiêu dùng. Cô thành lập công ty với các nhân viên hầu hết đều sống, làm việc hay học tập tại Mỹ nơi diễn ra các hoạt động phân phối và kinh doanh sản phẩm. Hiện tại GMV (Tổng khối lượng hàng hóa) hàng năm của công ty đạt 13 triệu USD và quy mô công ty là khoảng 40 người.
"Trong ngành Thương mại điện tử không có sự khác biệt về giới tính. Chúng tôi làm việc chăm chỉ cùng nhau, dành thời gian và nỗ lực để phát triển công việc kinh doanh ngày càng tốt hơn. Đừng nghĩ rằng phụ nữ có thế mạnh về nhan sắc hay giới tính, phụ nữ vẫn cần lập thành tích ở những việc mình yêu thích"
Akshi Arora - Người sáng lập Lagi, Thương hiệu thời trang dân tộc tại Ấn Độ
TMĐT có thích hợp cho những bà mẹ bận rộn? Câu trả lời là chắc chắn là có, nếu bạn gặp Akshi Arora, bà mẹ một con đã tự mình gây dựng thành công Thương hiệu thời trang dân tộc nổi tiếng tại Ấn Độ - Lagi.
Akshi Arora là một bà mẹ trẻ đến từ Delhi. Vì muốn tận dụng tối đa thời gian và năng lượng của mình, cô từ bỏ công việc truyền thống, chuyển sang kinh doanh TMĐT để vẫn có thời gian chăm sóc gia đình và hoàn thành nghĩa vụ làm mẹ của mình.
Với sự ủng hộ của chồng, người luôn khuyến khích cô theo đuổi việc kinh doanh trực tuyến vì cha mẹ anh đã thành công trong việc bán buôn quần áo dân tộc của phụ nữ. Nghĩ là làm, Akshi quyết định tung ra một danh mục sản phẩm trên mạng trực tuyến. Thời gian đầu khi doanh số bán hàng còn rất ít, cô chủ yếu làm việc một mình, tự đóng gói sản phẩm vào đêm khuya và sáng sớm. Khi nhận thấy nhu cầu tăng đột biến, cô bắt đầu mở rộng kinh doanh trên các thị trường Thương mại điện tử khác.
Ngoài mong đợi, các đơn hàng của cô nhận được nhiều đánh giá tích cực, các cửa hàng và sản phẩm dần được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm nhờ đó có thêm doanh số bán hàng bổ sung. Khả năng mở rộng ra toàn cầu đã giúp cô có thể đáp ứng các đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ Ấn Độ.
“Tôi bắt đầu là một bà mẹ trẻ ở nhà, quản lý công việc, gia đình và cửa hàng, và bây giờ tôi đang kiếm được nhiều tiền hơn tôi từng nghĩ mình có thể”
Thành công của Akshi đã giúp cô tạo ra thương hiệu quần áo dân tộc phụ nữ của riêng mình, được gọi là Lagi. Được thành lập vào năm 2016, Lagi là thương hiệu thời trang và trang phục dân tộc của phụ nữ Ấn Độ thể hiện sự gợi cảm đương đại với mức giá phải chăng. Thương hiệu cung cấp bộ kurta, Kurtis, bộ đôi và bộ quần áo mặc bên dưới mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty lấy nguồn vải từ Liva, Aditya Birla Group để đáp ứng các tiêu chuẩn khâu của Ấn Độ.
Không thể phủ nhận rằng sự phát triển của TMĐT xuyên biên giới đã tạo ra nhiều cơ hội thành công cho phụ nữ khi họ có thể chủ động thực hiện công việc của mình ở bất cứ đâu trên thế giới. Phụ nữ trong lĩnh vực TMĐT, họ đến từ các nền văn hóa khác nhau, xuất thân khác nhau, kinh doanh các ngành hàng khác nhau và lập kế hoạch cho tương lai theo các cách khác nhau.
Nhưng có một điểm chung: Họ đều chọn theo đuổi công việc vì đó là điều họ tin tưởng và kiên định với ước mơ của mình.
PingPong trong sứ mệnh cung cấp dịch vụ nhận thanh toán Quốc tế sẽ tiếp tục cập nhật các giải pháp mới và hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực Thương mại điện tử xuyên biên giới đạt được ước mơ của họ!