Remote job hay remote working - còn gọi là làm việc từ xa đã không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta. Mô hình làm việc này chỉ đơn giản là hình thức làm việc mà người lao động có thể làm việc ở bất kì vị trí địa lý nào mà không cần phải đến trực tiếp văn phòng công ty, doanh nghiệp đó. Làm việc từ xa cũng được phân tách thành 3 nhóm chính:
- Làm từ xa 100% thời gian (full-time)
- Làm từ xa bán thời gian (part-time, làm theo giờ)
- Làm từ xa tự do (freelancer, không phải nhân sự chính thức và cố định của doanh nghiệp, mà chỉ nhận việc và giám sát kết quả từ xa)
Kể từ sau ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch covid-19 khắp toàn cầu, xu hướng tiếp cận remote job - làm việc từ xa lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết, và ở đây chúng ta đề cập đến là làm việc từ xa xuyên biên giới. Về phía các doanh nghiệp, họ phải điều chỉnh và thay đổi nhằm phát triển các phương thức làm việc mới, đồng thời đặt ra câu hỏi về mức độ linh hoạt cần áp dụng tại nơi làm việc của họ, quản lý các thách thức về tuân thủ và rủi ro cũng như xác định hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch và sau đại dịch. Về phía cá nhân người lao động, việc được lựa chọn công việc từ xa cũng đem lại rất nhiều lợi ích như: linh hoạt về thời gian, không chịu sự gò bó quá lớn về các nguyên tắc văn phòng nên khiến bản thân vui vẻ và hạnh phúc, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển…
Theo như khảo sát và báo cáo năm 2021 của KPMG, hơn 90% công ty trong số 530 công ty toàn cầu được khảo sát họ sẵn sàng với kế hoạch tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa , trong đó tỷ lệ cao nhất là nhóm các công ty ngành Truyền thông và Công nghệ. Đáng chú ý nhất trong báo cáo chỉ ra rằng 27% trở ngại lớn nhất là về vấn đề chuyển đổi từ mô hình làm việc truyền thống sang làm việc từ xa là liên quan đến thuế và pháp lý.
Việt Nam chúng ta đang nổi lên là đất nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, phù hợp với các hình thức làm việc từ xa xuyên biên giới. Theo khảo sát của website uy tín trong lĩnh vực tuyển dụng là TopCV thì các công việc làm từ xa có mức lương cao nhất hiện nay bao gồm: IT - lập trình, thiết kế đồ hoạ, thiết kế game, xây dựng content, nhân viên chạy quảng cáo. Mức lương đề xuất tại các website tuyển dụng cho công ty nước ngoài đều dao động ở mức 15 -30 triệu đồng/tháng; đặc biệt các công việc về IT- lập trình hay thiết kế đồ hoạ có thể đạt mức lương 40-50 triệu đồng/tháng nếu làm full-time.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng trong chu trình làm việc từ xa xuyên biên giới chính là nhận tiền thanh toán hàng tháng về Việt Nam sao cho thuận tiện, an toàn, nhanh chóng.
Các hình thức phổ biến để các cá nhân hay doanh nghiệp nhận tiền thanh toán khi làm việc từ xa:
Nhận tiền qua ngân hàng truyền thống
Đây là hình thức phổ biến và lâu đời tại Việt Nam, được nhiều người dùng do thói quen sử dụng tài khoản nội địa. Bạn có thể nhận tiền thanh toán ngoại tệ tại các ngân hàng nội địa truyền thống thông qua hình thức điện chuyển khoản quốc tế SWIFT hoặc dịch vụ trung gian của WesternUnion. Tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lập tài khoản ngoại tệ các loại mất thời gian, xác minh nguồn tiền về, phải trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng để ký hồ sơ nhận tiền và bán ngoại tệ…
Nhận tiền qua PayPal
PayPal là cái tên quen thuộc nếu bạn đã quen với kiếm tiền online MMO. PayPal sẽ hỗ trợ bạn nhận tiền rất nhanh trong vài phút, mặc dù để được ghi có số tiền này vào tài khoản thì cũng cần xác minh 3-5 ngày làm việc, hơn nữa tài khoản PayPal dễ bị khoá tài khoản vĩnh viễn và bị hold tiền lên đến 180 ngày làm việc (trường hợp PayPal nhận diện là giao dịch của bạn có dấu hiệu bất thường). Hơn nữa mức phí nhận và chuyển tiền của PayPal cũng khá cao (3-5%)
PINGPONG - hình thức tốt hơn để nhận tiền thanh toán khi làm việc từ xa xuyên biên giới
PingPong cung cấp giải phấp nhận tiền quốc tế cực kì linh hoạt, hỗ trợ bạn nhận thanh toán từ các công ty nước ngoài theo hình thức remote - làm việc từ xa cực kì đơn giản, tối ưu hoá chi phí và thuế.
Khi sử dụng dịch vụ của PingPong, bạn hoàn toàn dễ dàng mở thêm nhiều tài khoản nhận tiền ngoại tệ với trên 11 loại ngoại tệ phổ biến hiện nay (USD, EUR, CAD, MXN, JYP…) Mỗi tài khoản PingPong không giới hạn số lượng tài khoản nhận tiền, phù hợp với những cá nhân/doanh nghiệp có nhiều nguồn remote job - làm việc từ xa.
Tài khoản nhận tiền ngoại tệ của PingPong được cung cấp riêng cho bạn, và linh hoạt thay đổi tên chủ tài khoản (Account Holder Name) để phù hợp với các hợp đồng khác nhau, pháp nhân khác nhau mà bạn sử dụng để kí kết hợp đồng với công ty đối tác.
Khi nhận tiền về Tài khoản PingPong, bạn có thể dễ dàng rút về ngân hàng nội địa bằng cả đơn vị VNĐ hay ngoại tệ đó với mức phí tối đa 1%, không có phí ẩn nào khác. Hoặc bạn có thể dùng chính số tiền đó để chi tiêu trên thẻ VISA/Mastercard mà PingPong cung cấp cho bạn để thanh toán các loại phí phát sinh.
PingPong cũng hỗ trợ bạn nếu cần thanh toán tiền cho đối tác quốc tế với mức phí chỉ 1% qua hình thức chuyển tiền liên ngân hàng Wire transfer một cách nhanh chóng.
Tất cả giao dịch thực hiện bạn dễ dàng thao tác online với các cú click chuột, thực hiện hoàn toàn trên máy tính mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao dịch nào, minh bạch và rõ ràng.
Nguồn tham khảo:
https://kpmg.com/xx/en/home/insights/2022/03/insights-on-current-trends-in-remote-working.html
https://www.topcv.vn/ban-co-biet-viec-lam-remote-la-gi
Bài viết được biên tập và tổng hợp bởi Ana Trần, Business Strategic Leader, PingPong Payments.
“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” – Charles R. Swindoll.
Ana Trần có hơn 05 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng tại ngân hàng Quân đội MBBank, kinh nghiệm dày dặn trong tư vấn tài chính mảng doanh nghiệp Bussiness/Corporation. Khi nhận thấy sự lên ngôi mạnh mẽ của mảng Fintech tại Việt Nam, Ana Trần đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực đầy tiềm năng này và PingPong chính là công ty tài chính Fintech uy tín toàn cầu mà cô ấy lựa chọn theo đuổi. Với các công cụ tối ưu hóa dòng tiền và lợi nhuận cho các e-seller, Ana Trần tự tin rằng sẽ từng bước góp phần đồng hành để phát triển mạnh mẽ mảng E-commerce tại Việt Nam.
Kết nối với Ana tại:
Email: ana.tran@pingpongx.com
Telegram: @anatranpipo