Bước vào năm thứ ba của đại dich, nhân loại chứng kiến sự thăng hoa của thị trường thương mại điện tử được xây dựng bởi 3 bên: nhà cung cấp, người bán và khách hàng. Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 5,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2022, tăng hơn 12% vào năm 2021, chạm đỉnh 7,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.
Sự thành công của bán lẻ điện tử đóng vai trò như một bệ phóng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng đầu ra hướng đến các thị trường trực tuyến mới nổi trên toàn cầu. Nhiều người cho rằng cuộc giằng co giữa các cửa hàng truyền thống và cửa hàng mua sắm trực tuyến đã ngã ngũ. Thật ra, họ đã nhầm to.
Thực tế đã cho thấy vào năm 2021, doanh số bán hàng truyền thống tăng nhanh hơn so với doanh số thương mại điện tử (18,5% so với 14,2%). Như một hệ quả, các nhà bán lẻ thương mại điện tử buộc phải đa dạng hóa hình thức cung cấp nhằm thích ứng với tốc độ phân hóa nhóm khách hàng ngày càng nhanh giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng.
Mua sắm trực tiếp và mua sắm trực tuyến
Liệu bán hàng truyền thống hồi sinh vĩnh viên hay chỉ thoáng qua vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Vắc-xin được phân phối, gần 64% dân số thế giới đã được tiêm vắc-xin phần nào, nhiều người khao khát cảm giác đi lại tự do và mua sắm tại cửa hàng, họ cần trải nghiệm hơn là sự tiện lợi.
Mặc dù thị trường trực tuyến gần như không có biên giới, chất lượng sản phẩm là một khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển đổi khách hàng. Tỷ lệ trả hàng mua trực tuyến cao hơn gấp 3 lần so với mua tại cửa hàng, (30% so với 8,9%).
Đối mặt với những rào cản trong khâu gia nhập, các nhà bán lẻ gặp khó khăn trong việc phát triển cửa hàng online. Tuy vậy, với vô số phương pháp mới và sức sáng tạo mạnh mẽ, họ vẫn có cơ hội để chiếm trọn trái tim khách hàng và vươn rộng đến các thị trường mới.
Thương mại toàn cầu phát triển
Nhằm tăng sức cạnh tranh và tận dụng các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, họ cần có một chiến lược toàn cầu. Năm 2021, thương mai điện tử đã đóng góp 19,6% tổng doanh số bán lẻ toàn cầu, và con số đó được dự kiến sẽ tăng thành 21% vào cuối năm 2022 và 24,5% vào năm 2025.
Những số liệu này nói lên một điều rằng các nhà bán lẻ hoàn toàn có khả năng mở rộng thị trường từ trong nước ra ngoài nước. Amazon (40,4%), Walmart (7,1%) và eBay (4,3%) chiếm hơn một nửa tổng số thương mại điện tử ở Hoa Kỳ, nhận được tổng cộng 7 tỷ lượt xem mỗi tháng tại hơn 200 quốc gia, đóng vài trò như những cánh cổng khởi nghiệp trứ danh cho doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu thật sự rất cần sở hữu một chiến lược thanh toán hiệu quả. Khả năng thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng cho các nhà cung cấp ở các điểm chi phí thấp như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ có thể cải thiện mối quan hệ của người bán - nhà cung cấp cũng như giúp đa dạng hóa chuỗi cung cấp.
Việc đa dạng hóa các kênh mua sắm trực tuyến mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp để thích ứng với sự đa dạng về độ tuổi, nơi ở và thu nhập của khách hàng.
Cầu nối mạng xã hội
Vào năm ngoái, 35,9% người dùng Internet ở Hoa Kỳ đã mua hàng ít nhất một lần qua mạng xã hội. 8/10 doanh nghiệp Hoa Kỳ hướng đến kinh doanh trên mạng xã hội trong vòng ba năm tới. Mạng xã hội ngày qua ngày trở thành một phương tiện bán hàng thiết yếu.
Thương mại qua mạng xã hội đã tạo ra một chiều hướng trải nghiệm mua sắm trực tuyến mới mẻ bằng cách tận dụng vào việc rút ngắn thời gian mua hàng của người tiêu dùng trẻ tuổi. Accenture dự đoán rằng vào năm 2025, thương mại qua mạng xã hội sẽ phát triển nhanh gấp 3 lần so với thương mại điện tử truyền thống. Điều này cho thấy rằng mặc dù là một thị trường mới nổi, nhưng nó là một trong những thị trường phát triển vượt trội bậc nhất và mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng quy mô kinh doanh.
Facebook và Instagram là hai kênh thương mại qua mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất vào năm ngoái (56 triệu và 32 triệu người mua chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng cường sự hiện diện bằng cách đăng bán sản phẩm ở các Marketplace để thúc đẩy tương tác với người tiêu dùng, sử dụng hình ảnh đẹp và các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng mới, đồng thời khuyến khích người dùng tạo các nội dung đánh giá và đề xuất sản phẩm đã sử dụng.
Và ở đây, PingPong Payments - sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế dễ dàng hơn qua việc đơn giản hóa quy trình thanh toán xuyên biên giới, chuyển đổi ngoại tệ, nhận tiền về Việt Nam, mở rộng mang lưới kết nối với nhà cung cấp và nhiều hơn thế nữa.
Nhận định của Kenny Tsang - Managing Director PingPong.
Bài viết đăng trên tạp chí CEO World vào tháng 3/2022 và được dịch bởi Jimmy Ngô, Business Strategic Manager, PingPong Payment.
Gia nhập PingPong từ tháng 3/2020, Jimmy Ngô như "một luồng gió mới" tại văn phòng PingPong Việt Nam lúc đó. Chàng trai trẻ tuổi nhìn hiền lành, chân chất ấy vậy mà lại vô cùng năng động và hoạt bát.
Trong suốt 1 năm vừa qua, Jimmy luôn đạt thành tích đáng nể trong công việc, tham gia nhiều Webinar, Livestream chia sẻ kiến thức và được nhiều khách hàng quý mến.
Kết nối với Jimmy tại:
Email: jimmy.ngo@pingpongx.com
Telegram: @jimmypipo