Bức tranh toàn cảnh

Nhật Bản là cái tên liên tục đứng trong top 5 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, theo sát sau những gã khổng lồ như Trung Quốc, Mỹ, Anh…

  • Về mặt kinh tế, Nhật Bản nằm trong top 30 quốc gia giàu nhất theo Ngân hàng Thế giới World Bank. Tổng GDP năm 2021 là trên 5 nghìn tỷ đô la Mỹ; mức GDP bình quân đầu người là 40.246 USD. Giá trị thị trường thương mại điện tử mang lại là hơn 150 tỷ đô la Mỹ.
  • Về các yếu tố dân cư, quy mô sử dụng Internet nói chung của người dân đã bao phủ 90,7%. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 82% và dự kiến sẽ tăng lên 92% vào năm 2025. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội là 83%. LINE hiện nay đang là nền tảng xã hội thống trị thị trường, theo sau đó là Twitter và Facebook, ngoài ra mạng xã hội địa phương Mixi cũng đang tranh giành thị phần.
Điểm sáng nào khi quyết định đặt chân vào thị trường E-Commerce tại Nhật Bản 

Theo thống kê, hiện có 100 triệu người dùng thương mại điện tử ở Nhật Bản và dự kiến sẽ có thêm 13 triệu người dùng vào năm 2025; Trên 70% dân số Nhật Bản mua sắm trực tuyến, dự kiến sẽ đạt 89% vào năm 2025.

Chình vì các yếu tố này, thương mại điện tử sẽ tiếp tục đà phát triển vượt bậc trong những năm tới.

Điểm mặt các trụ cột Thương mại điện tử tại Nhật Bản

Mặc dù những thương hiệu quốc tế nổi tiếng chắc chắn có mặt trong top 10 website thương mại điện tử hàng đầu của Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng có sự hiện diện mạnh mẽ từ các cái tên quen thuộc đang dần chiếm lĩnh thị phần nhờ lợi thế về am hiểu địa phương.

Điểm mặt các trụ cột Thương mại điện tử tại Nhật Bản
  1. Amazon Japan (Amazon.co.jp)
  2. Rakuten (rakuten.co.jp)
  3. Yahoo! Auctions Japan (auctions.yahoo.co.jp)
  4. Yahoo! Shopping Japan (shopping.yahoo.co.jp)
  5. Mercari (jp.mercari.com)
  6. DMM (dmm.com)
  7. Zozo Town (zozo.jp)
  8. Wowma (wowma.jp)
  9. Rakuma (fril.jp)
  10. Qoo10 Japan (qoo10.jp)

Một điều đáng lưu ý nữa là về ngành hàng chiếm thị phần trong thị trường thương mại điện tử tại Nhật Bản, chiếm tỷ trọng cao nhất là du lịch. Dịch vụ du lịch bao gồm các dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dẫn đầu là RAKUTEN.

Rakuten là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến tại Nhật Bản

Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch đã giảm đáng kể do tác động của dịch bệnh COVID-19. Dịch vụ kỹ thuật số chiếm 12,8% chi tiêu cho Thương mại điện tử ở Nhật Bản, dẫn đầu là trò chơi trực tuyến, tiếp theo là sách điện tử. Điều này chính là kết quả của việc ngày càng gia tăng tỷ trọng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng online, thúc đẩy nhu cầu chơi game trực tuyến, sách điện tử và bán hàng kỹ thuật số khác.

Tỷ trọng các ngành hàng thương mại điện tử tại NHật Bản 

Với tất cả các đặc trưng như đã nói ở trên, Nhật Bản thực sự mang đến cơ hội lớn cho các công ty/cá nhân khởi nghiệp và doanh nghiệp thương mại điện tử muốn mở rộng sang các thị trường mới.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân/doanh nghiệp khi nghĩ đến việc bán sản phẩm của mình ở Nhật Bản cũng nên lưu ý đến những đặc thù hiếm có của thị trường, chẳng hạn như tầm quan trọng của người mua lớn tuổi (dân số già, tuổi thọ cao). Hơn nữa người tiêu dùng Nhật Bản cũng có xu hướng tìm đọc kỹ càng hơn các thông tin về sản phẩm - tức là họ thực sự muốn cảm nhận sản phẩm trước khi mua, thay vì hành vi “mua tức thì” như các người tiêu dùng ở quốc gia khác.

PingPong hỗ trợ bạn thế nào?

Với lợi thế là một công ty Fintech toàn cầu uy tín, PingPong đã và đang đồng hành cùng với các e-seller muốn chinh chiến trên thị trường Nhật Bản bằng cách cung cấp không giới hạn tài khoản nhận thanh toán bằng đồng Yên Nhật (JPY) được phát hành bởi ngân hàng Citibank tại Nhật Bản.

PingPong hỗ trợ khách hàng nhận tiền doanh thu bán hàng tại Nhật Bản qua các Platform/ Market về tài khoản một cách hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng, thuận tiện, tư vấn tận tâm. Ngoài ra, sản phẩm thẻ ảo VISA/MASTERCARD được phát hành bởi các ngân hàng uy tín trên thế giới như Citibank, Sutton Bank... sẽ cung cấp thêm giải pháp thanh toán chi phí đầu vào cho khách hàng.

Bài viết được biên tập và tổng hợp bởi Ana Trần, Business Strategic Manager, PingPong Payments.

“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” – Charles R. Swindoll.

Với hơn 05 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng tại ngân hàng Quân đội MBBank, kinh nghiệm dày dặn trong tư vấn tài chính mảng doanh nghiệp Bussiness/Corporation,  khi nhận thấy sự lên ngôi mạnh mẽ của mảng Fintech tại Việt Nam, Ana Trần đã quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực đầy tiềm năng này, và PingPong chính là công ty tài chính Fintech uy tín toàn cầu mà cô ấy lựa chọn theo đuổi. Với các công cụ tối ưu hóa dòng tiền và lợi nhuận cho các e-seller, Ana Trần tự tin rằng sẽ từng bước góp phần đồng hành để phát triển mạnh mẽ mảng E-commerce tại Việt Nam.

Kết nối với Ana tại:

Email: ana.tran@pingpongx.com

Telegram: @anatranpipo

PingPong Payments