App Store là ngôi nhà của hơn 1,8 triệu ứng dụng và được hơn nửa tỷ người truy cập mỗi tuần trên 175 quốc gia. AppStore và các ứng dụng iOS của Apple ngày nay trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, cho phép các developers trên toàn thế giới có thể phát triển và quảng bá nhiều ứng dụng di động của họ.
Vậy developers làm thế nào để tối đa hoá doanh thu và tối ưu lợi nhuận nhận từ Apple? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghìn lẻ một cách kiếm tiền trong ứng dụng
Kiếm tiền từ ứng dụng không phải là điều quá xa lạ với các nhà phát triển. Từ đặt quảng cáo, tính phí từng phần cho đến tính phí tải ứng dụng, đều được các developers tận dụng để sản phẩm của mình sinh lời hiệu quả nhất. Trên thực tế, không phải ứng dụng nào cũng là một con gà đẻ trứng vàng. Chính vì vậy, các nhà phát triển nên cân nhắc hình thức kiếm tiền phù hợp nhất để tương tác với người dùng.
In-App Purchase — Trả tiền khi sử dụng ứng dụng
In-app Purchase là hình thức cho phép các nhà phát triển có thể tính phí nội dung hay dịch vụ trong ứng dụng. Ứng dụng có thể được phân phối tới người dùng theo kiểu miễn phí hoặc trả phí. Có thể sử dụng In-app purchase trong việc bán thuê bao sử dụng dịch vụ theo tháng (VD: Netfix, Spotify…), hay các món đồ trong game, đặc biệt là các game online.
Nhiều ứng dụng miễn phí sẽ chọn cách chuyển một số tính năng hay ho thành in-app purchase làm mô hình doanh thu chính của họ. Việc này vừa để tránh việc người dùng phải trả một khoản tiền để sở hữu toàn bộ tính năng không cần thiết, hoặc phải xem quảng cáo phiền nhiễu.
Phát hành hai bản ứng dụng (Try&buy)
Đây là hình thức cho người dùng trải nghiệm sản phẩm miễn phí và trả tiền cho trọn bộ sản phẩm nếu hài lòng. Người dùng được sử dụng thử bản ứng dụng không mất phí để hiểu, nắm bắt được các tính năng; khi phát sinh nhu cầu, sẽ trả tiền để tiếp cận một các trọn vẹn hơn các chức năng mình mong muốn trên ứng dụng.
Bán ứng dụng trên App Stores (Pay per download)
Người dùng cần phải trả một khoản tiền nhất định để tải và sử dụng ứng dụng. Đây không phải là hình thức kiếm tiền phổ biển từ apps, vì người dùng không sẵn sàng trả tiền để tải ứng dụng khi chưa được trải nghiệm, trong khi có rất nhiều app miễn phí.
Quảng cáo
Khỏi phải bàn cãi, gắn quảng cáo đem về lợi nhuận tốt và là cần câu cơm chính cho phần lớn các nhà phát triển. Thay vì "dụ" người dùng trả một khoản tiền nhất định để mua ứng dụng, thu tiền từ quảng cáo được xem là lựa chọn tốt hơn. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của doanh thu khủng từ quảng cáo trong ứng dụng là Flappy Bird, với 50 triệu lượt tải và thu về 50,000 USD mỗi ngày.
Tài trợ trong ứng dụng
Phát triển ứng dụng để người dùng có thể tải và sử dụng miễn phí, nhưng doanh thu đến từ nguồn tài trợ. Các nhà phát triển có thể tìm đến các công ty, doanh nghiệp có cùng tập khách hàng và đề nghị đưa nhãn hiệu của họ lên ứng dụng. Một ứng dụng có lượt tải cao và hàng nghìn người dùng thường xuyên chắc chắn sẽ là một kênh quảng cáo tốt cho bất cứ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ nào.
Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết trong ứng dụng
Với tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), hoa hồng được chi trả cho các ứng dụng, đóng vai trò như một nhà phân phối cho các ứng dụng khác. Các nhà phát triển có thể thông qua các mạng lưới affiliate, hoặc liên lạc trực tiếp với các đối tác có sản phẩm, dịch vụ hay ứng dụng phù hợp với ứng dụng và tập người dùng của mình. Hoa hồng thu về sẽ tùy thuộc vào chính sách khác nhau của các mạng lưới khác nhau trên thị trường.
Cost-Per-Install (CPI): Kiếm doanh thu cho mỗi lượt tải ứng dụng
Nhà phát triển có thể sử dụng phần mềm do các bên thứ ba cung cấp để có thể sử dụng hình thức trả phí này. Trong quá trình trải nghiệm game hay ứng dụng, người dùng sẽ bắt gặp một vài Pop-up, hay banner, hiển thị một ứng dụng khác với dùng chữ "cài đặt ngay". Với mỗi ứng dụng được cài đặt theo hình thức CPI, developer sẽ thu về một khoản tiền nhất định. Thông thường, bên ứng dụng đích đến sẽ phải trả 0,8–3 USD trên mỗi lượt tải cho các công ty CPI.
Với sự cạnh tranh khốc liệt trên các Apps Store, và cạnh tranh mạnh mẽ để giữ chân người dùng như hiện nay, một hoặc hai phương án kiếm tiền từ ứng dụng là chưa đủ. Các nhà phát triển nên đa dạng các lựa chọn, và đặc biệt hãy tìm và hợp tác với các đối tác uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường để thu về hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực của cả đội nhóm và của chính mình.
Apple trả cho các nhà phát triển từ 70% đến 85% tổng thu nhập từ App Store, chiếm từ 15% - 30% doanh thu được tạo ra từ các giao dịch được thực hiện trong ứng dụng (In-App purchase), tùy thuộc vào loại nội dung.
Việc nhận thanh toán từ Apple về Việt Nam đã không còn xa lạ với những nhà phát triển ứng dụng. Tuy nhiên để có thể cắt giảm tối đa các chi phí, tối ưu lợi nhuận, thuận tiện cho việc xử lý dòng tiền kinh doanh, nhiều developers đang dần quan tâm và sử dụng PingPong là giải pháp nhận thanh toán chính. Apple cho phép developers Việt Nam sử dụng tài khoản ngân hàng Mỹ (USD) để nhận thanh toán từ Apple.
Lý do nên lựa chọn PingPong là phương thức nhận thanh toán từ Apple:
- Mở tài khoản miễn phí, không mất phí duy trì
- Nhận tiền USD hoàn toàn miễn phí
- Hỗ trợ nhiều tài khoản nhận tiền chỉ trên một tài khoản PingPong
- Sử dụng chính dòng tiền nhận về PingPong để thanh toán phí cho Apple
- Hỗ trợ thẻ Visa/Mastercard credit miễn phí thanh toán USD
- Rút tiền về Việt Nam tỷ giá cao, phí rút cạnh tranh (tối đa chỉ 1%)
- Support 1-1 mỗi tài khoản, giải đáp mọi thắc mắc
Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Demi Le, Business Strategic Manager, PingPong Payments.
Cô gái xinh xắn và nhỏ nhắn này là thành viên "nhỏ tuổi" nhất tại PingPong. Tuy vậy, Demi Lê lại sở hữu kinh nghiệm "khổng lồ" trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, đưa hàng Việt ra thị trường quốc tế.
“Happiness is a journey not a destination”
Demi Lê có sở thích đi "bụi", thích khám phá mọi ngõ ngách và những điều kỳ diệu của cuộc sống xung quanh.
Kết nối với Demi tại:
Email: demi.le@pingpongx.com
Telegram: @demipipo