Theo Baymard, 46% người mua hàng trực tuyến quyết định không mua hàng sau khi đã cho vào giỏ hàng (cart abandonment)  với các lí do có liên quan đến quá trình thanh toán (check-out), ví dụ như quá trình thanh toán quá dài và phức tạp, không có phương thức thanh toán người mua muốn hoặc thẻ tín dụng bị từ chối, hoặc người mua không tin tưởng vào độ bảo mật thông tin của trang web bán hàng.

Chính vì vậy, đối với seller khi lựa chọn kinh doanh trên website bán hàng riêng (trên các nền tảng như WooCommerce, Shopbase hay Shopify), xử lý tốt trải nghiệm khách hàng trong quá trình thanh toán trở thành điểm mấu chốt để nâng cao tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate).

Là hai ông lớn trong lĩnh vực cung cấp nền tảng xử lý thanh toán, PayPal và Stripe có những điểm tương đồng, tuy nhiên với các nhu cầu kinh doanh khác nhau, mỗi bên phù hợp với mô hình kinh doanh khác nhau. Cùng chuyên về xử lý thanh toán trực tuyến, PayPal được nhiều các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới chập chững chọn mặt gửi vàng, trong khi Stripe là lựa chọn thích hợp với các công ty lớn hơn, bởi Stripe đưa ra nhiều tùy chọn hơn để tùy chỉnh thanh toán.

So sánh sơ lược Paypal và Stripe

Đến với PayPal và Stripe người bán hàng được cung cấp các dịch vụ tương tự nhau: Thiết lập một tài khoản và dùng để chấp nhận thanh toán một cách nhanh chóng. Cả hai đều không yêu cầu hợp đồng khi thanh toán và khách hàng có thể hủy giao dịch bất cứ lúc nào.

Điểm làm nên sự khác biệt chính giữa hai bên là PayPal rất được lòng các doanh nghiệp trẻ. Nền tảng này rất thuận tiện để sử dụng và vận hành vì không yêu cầu kỹ thuật chuyên sâu từ người bán, trong khi Stripe là món quà dành cho các doanh nghiệp chú trọng đến tính linh hoạt trong xử lý các giao dịch trực tuyến sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

PayPal so với Stripe: trên phương diện xử lý thẻ tín dụng

  • Keyed - Transactions: là giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trong đó người mua nhập thông tin thẻ theo cách thủ công. Đây còn được gọi là giao dịch 'tự nhập liệu' hoặc 'được nhập thủ công'. Giao dịch này được sử dụng khi thẻ không thể quẹt hoặc đọc chip vì không mang theo thẻ tại thời điểm thanh toán hay vì các lý do khác (Đây là các giao dịch khi sử dụng thẻ để thanh toán qua các trang thương mại điện tử)
  • Chargeback: giao dịch bồi hoàn là giao dịch thanh toán thẻ bị chủ thẻ khiếu nại với ngân hàng phát hành thẻ để lấy lại số tiền đã thanh toán cho cửa hàng. Đây chính là quyền lợi của chủ thẻ khi sử dụng thẻ thanh toán để chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ
  • Refund: là giao dịch mà người bán chủ động trả tiền cho người mua vì một lý do nào đó (theo yêu cầu của người mua)

Bảng trên là những khác biệt về chi phí thanh toán, vậy đâu là điểm khác biệt giữa rõ ràng về mặt vận hành của Paypal và Stripe?

Đó chính là khả năng tùy chỉnh quá trình thanh toán, Stripe cho phép người bán tích hợp giỏ hàng theo phong cách riêng của thương hiệu và gu thẩm mỹ của họ.

Tuy nhiên một đòi hỏi bắt buộc là người bán tuyệt đối không phải là một tay mơ về kiến thức kỹ thuật, tham khảo tại https://stripe.com/docs

Mặt khác, PayPal cung cấp hằng hà sa số những tùy chỉnh khác nhau và rất dễ thiết lập, phù hợp nhất với các doanh nghiệp nhỏ hơn, những doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc không có kiến thức chuyên sâu về phát triển để tùy chỉnh nền tảng, tham khảo tạị https://www.paypal.com/buttons/

Tổng kết

PayPal và Stripe là hai trong số những cái tên sáng giá nhất trong lĩnh vực xử lý thanh toán. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu và đang tìm một nền tảng thanh toán trực tuyến, thì PayPal quả đáng cân nhắc. PayPal đứng trong hàng ngũ các thế lực nổi trội hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử, đem lại cảm giác an toàn cho người mua khi mua các sản phẩm của bạn.

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp đã có thâm niên và bạn muốn sự uyển chuyển trong quy trình thanh toán hoặc bạn rất sành kỹ thuật thì Stripe có thể là lựa chọn tốt hơn.

Hiện tại, PingPong hỗ trợ nhận thanh toán từ PayPal và Stripe quốc tế.

(Nguồn bài viết: https://www.forbes.com/advisor/business/software/paypal-vs-stripe/)

Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Jimmy Ngô, Business Strategic Manager, PingPong Payment.

Gia nhập PingPong từ tháng 3/2020, Jimmy Ngô như "một luồng gió mới" tại văn phòng PingPong Việt Nam lúc đó. Chàng trai trẻ tuổi nhìn hiền lành, chân chất ấy vậy mà lại vô cùng năng động và hoạt bát.

Trong suốt 1 năm vừa qua, Jimmy luôn đạt thành tích đáng nể trong công việc, tham gia nhiều Webinar, Livestream chia sẻ kiến thức và được nhiều khách hàng quý mến.

Kết nối với Jimmy tại:

Email: jimmy.ngo@pingpongx.com

Telegram: @jimmypipo

PingPong Payments