Thương mại Điện tử vẫn đang trên đà phát triển, đại dịch Covid 19 đóng vai trò là chất xúc tác chính làm thay đổi hành vi người tiêu dùng. Sự tăng trưởng này được thể hiện rõ qua số lượng cửa hàng trên các nền tảng như Shopify.

Theo dữ liệu do Genus AI, từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2022, số lượng các cửa hàng online trên Shopify đã tăng 201.53%, mức tăng trưởng gấp ba lần từ 1,287,547 cửa hàng lên đến 3,882,345. Do đó, Shopify đã có thêm 2,594,798 cửa hàng mới - con số rất đáng kinh ngạc trong vòng chưa đầy hai năm.

Hoa Kỳ chiếm số lượng cửa hàng Shopify cao nhất tính đến tháng 1 năm 2022 với 2,666,627, tăng 178.53% so với con số 957,393 của tháng 3 năm 2020. Vương quốc Anh đứng thứ hai với 156,466 cửa hàng trực tiếp, tiếp theo là Úc với 101,795.

Đức ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 với mức khổng lồ là 480.18%, nằm trong số sáu quốc gia có số lượng cửa hàng trực tuyến Shopify cao nhất. Dữ liệu  được cung cấp bởi công cụ hồ sơ công nghệ BuiltWith và công cụ lưu trữ internet Wayback Machine.

The Total Number of Live Shopify Websites. (Nguồn ảnh: sưu tầm).

Vì sao Shopify đạt được con số lý tưởng từ đại dịch?

Nhìn thoáng qua, việc Shopify cung cấp cho các nhà bán hàng cơ sở để mở cửa hàng trực tuyến, đã được xem như kẻ chiến thắng đại dịch. Trong cuộc khủng hoảng Covid 19, hầu hết các công ty đều buộc phải đóng cửa các cửa hàng, kinh doanh trực tuyến nổi lên làm rõ sự khác biệt giữa tồn tại và phá sản.

Với giao diện thân thiện người dùng, Shopify cho phép nhà bán hàng tạo trang web Thương mại điện tử mà không cần kiến ​​thức kỹ thuật hoặc kỹ năng viết code. Ví dụ: người dùng có thể thay đổi giao diện người dùng của trang web, đếm số lượng hàng trong kho, lấy số liệu phân tích, kiểm tra sản phẩm đang bán chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Xu hướng cửa hàng trực tuyến ngày càng tăng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn của toàn bộ doanh nghiệp bán lẻ. Các doanh nghiệp đang lựa chọn sự kinh doanh trực tuyến để cho phép khách hàng tiềm năng tiếp cận các sản phẩm mọi lúc, mọi nơi.

Điều quan trọng cần đề cập là một số doanh nghiệp đang cố gắng cân bằng giữa các cửa hàng bán lẻ online và offline. Một số nhà bán lẻ đang tích hợp các yếu tố trực tuyến vào cửa hàng thực bằng cách tận dụng phần mềm cho phép người mua hàng thử các mặt hàng trong cửa hàng thực.  Mục tiêu mong muốn là phục vụ cho mọi tầng lớp khách hàng, đặc biệt là với hầu hết các nền kinh tế mở cửa trở lại.

Cạnh tranh đang nổi lên trong Thương mại điện tử

Sự xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng trực tuyến đã làm thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm cũng như sự đa dạng nhà cung cấp, từ đó làm tăng sự cạnh tranh.

Khi sự cạnh tranh gia tăng, các nhà bán lẻ đang tăng ngân sách quảng cáo, nhắm mục tiêu chủ yếu vào các nền tảng kỹ thuật số.

Ví dụ, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, các nhà bán hàng Shopify gần như được đảm bảo trang web và sản phẩm của họ sẽ được hiển thị cho đối tượng mục tiêu. Những thay đổi này đã làm cho việc quảng cáo trên các nền tảng cụ thể trở nên đắt đỏ hơn.

Đáng chú ý là các trang web Shopify mới chủ yếu là những người bán hàng nhỏ, không đủ sức để cạnh tranh với các gã khổng lồ như Amazon. Các doanh nghiệp nhỏ cần tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng của khách hàng. Thứ hạng thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể giữ được lượng khách hàng lớn.

Các doanh nghiệp nỗ lực để trở nên nổi bật trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao

Nhìn chung, các doanh nghiệp buộc phải  nổi bật mình trước đối thủ để có thể thu hút khách hàng mới.

Nhà bán hàng đã sáng tạo các quảng cáo bằng cách tận dụng AI. Việc sử dụng AI giúp các doanh nghiệp tạo quảng cáo hiệu suất cao, dự đoán quảng cáo nào hoạt động tốt hơn và khởi chạy các chiến dịch hấp dẫn, trực quan trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Ngoài ra, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng các trang web đáng tin cậy, an toàn, thân thiện với người dùng và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo. Một trang web chuyên nghiệp góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượng truy cập thành khách hàng.

PingPong cung cấp dịch vụ nhận thanh toán quốc tế, hỗ trợ nhận tiền từ Shopify

Dịch vụ thanh toán & nhận thanh toán đáng tin cậy của PingPong giúp người bán hàng nhận tiền từ Shopify một cách dễ dàng và nhanh chóng, với mức phí tiết kiệm giúp giữ lại tối đa lợi nhuận kiếm được.

Biểu phí PingPong khi nhận tiền từ Shopify:

  • Phí nhận thanh toán từ Shopify về PingPong: Miễn phí
  • Phí rút tiền từ PingPong về ngân hàng Việt Nam: Tối đa chỉ 1%
  • Miễn phí các dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, chuyển tiền nội bộ PingPong, miễn phí thường niên và phí duy trì tài khoản.

Bạn có thể liên kết PingPong trực tiếp với Shopify Payment hoặc nhận tiền từ Shopify về PingPong qua PayPal, Stripe.

Nguồn: https://genus.ai/blog/number-of-shopify-stores-globally-triples-during-the-pandemic/

Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Demi Le, Business Strategic Manager, PingPong Payments.

Cô gái xinh xắn và nhỏ nhắn này là thành viên "nhỏ tuổi" nhất tại PingPong. Tuy vậy, Demi Lê lại sở hữu kinh nghiệm "khổng lồ" trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, đưa hàng Việt ra thị trường quốc tế.

“Happiness is a journey not a destination”

Demi Lê có sở thích đi "bụi", thích khám phá mọi ngõ ngách và những điều kỳ diệu của cuộc sống xung quanh.

Kết nối với Demi tại:
Email: demi.le@pingpongx.com
Telegram: @demipipo

PingPong Payments