Đầu tháng 7, tỷ giá giữa đồng EUR và USD tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm, khi 1 EUR gần như ngang giá với USD, chính xác đổi được 1.004 USD (trong phiên giao dịch chiều 11/7), tương đương với mức giảm 12% kể từ đầu năm.

Các nguyên nhân có thể kể đến là nỗi lo sợ về suy thoái kinh tế của khu vực Liên minh Châu  Âu, do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và các bất ổn chính trị gây ra bởi chiến tranh Nga và Ukraine làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của Châu Âu. Ngân hàng Trung ương Châu  Âu (ECB) cũng thông báo kế hoạch điều chỉnh tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011, do lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu đã chạm mức 8.6%.

Các nhà phân tích đã chỉ ra khả năng đồng Euro sẽ “rẻ” hơn đồng Đô la Mỹ, và giao dịch ở mức 0.95 – 0.97 Đô la Mỹ, có thể xảy ra vào quý III, khi cả Châu Âu và Mỹ chìm sâu hơn vào suy thoái, và Ngân hàng Trung ương Mỹ tiếp tục tăng lãi suất.

Đối với các nhà bán hàng xuyên biên giới, các điều kiện của kinh tế vĩ mô và cụ thể là tỷ giá tuy không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng cũng tác động gián tiếp tới hiệu quả và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Một ví dụ cụ thể, với các nhà bán hàng có doanh thu bằng đồng EUR nhưng phải chi trả cho nhà cung cấp ở Trung Quốc hay các nước khác bằng đồng USD, thì khi tỷ giá EUR xuống thấp, có thể khiến chi phí phải trả cho nhà cung cấp tăng lên, trong khi mức giá bán đôi khi khó có thể điều chỉnh tăng tương ứng.

Trong khi đó, người tiêu dùng luôn ưu tiên mua sắm khi được thanh toán bằng đồng tiền của họ. Nghiên cứu của PayPal chỉ ra rằng: 25% khách hàng sẽ dừng lại ở khâu thanh toán và từ bỏ mua hàng, nếu không được thanh toán bằng đồng nội tệ của họ.

Cùng với đó, người tiêu dùng hay các nhà bán hàng cũng không nhận ra rằng, ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ có thể tính phí 3-5% phí chuyển đổi ngoại tệ, hoặc sử dụng mức chênh lệch khoảng 3% giữa tỉ giá mua và bán ngoại tệ để “kiếm thêm” từ người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng thu mức phí chuyển đổi ngoại tệ từ 3-4% đối với các nhà bán hàng mở gian hàng ở nhiều thị trường.

Sử dụng giải pháp của PingPong để loại bỏ hoàn toàn các chi phí “ẩn” không đáng có khi kinh doanh đa thị trường.

Cụ thể:

  • Nhận trực tiếp doanh thu bằng đồng nội tệ của các thị trường bán hàng không mất phí (PingPong cung cấp tài khoản nhận tiền với 10 đồng tiền tệ khác nhau)
  • Chuyển đổi ngoại tệ hoàn toàn không mất phí, với chỉ một tỷ giá duy nhất (tỷ giá trung bình ngày)
  • Thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp trên 170 nước trên thế giới bằng ngoại tệ tương ứng
  • Chi tiêu bằng thẻ ảo đồng USD của PingPong, và hưởng lợi từ việc miễn phí chuyển đổi tiền tệ

PingPong tự hào đã hỗ trợ hàng triệu các nhà bán hàng trên thế giới trên hành trình mở rộng kinh doanh quốc tế của mình.

Biên tập bài viết: Dory, Business Strategic Manager, PingPong Payments

Ms. Dory gia nhập PingPong tại vị trí Business Strategic Manager từ tháng 7 năm 2021 và đã nhanh chóng gây ấn tượng bởi  phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng sự am hiểu chuyên sâu về thị trường Thương mại điện tử. Trước đó, chị có nhiều năm hoạt động  ở mảng B2B trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

“Everything happens for a reason”

Là một người trẻ và nhiệt huyết, Dory không chỉ làm hết sức mà còn "chơi hết mình". Chị ưa thích cuộc sống khám phá, từng du lịch tới hơn 20 quốc gia để tìm hiểu và thấu hiểu hơn văn hóa, con người bản địa.

Kết nối với Dory tại:

Email: Dory.Do@pingpongx.com

Telegram: @Dohathu89

PingPong Payments