Nếu như 2020 là năm bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) do ảnh hưởng của dịch bệnh, thì 2021 ghi nhận một năm nhiều thách thức từ sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó là các quy định về bảo mật thông tin người dùng hạn chế quyền tiếp cận của các nhà quảng cáo.

Tuy vậy, TMĐT nói chung và TMĐT xuyên biên giới nói riêng vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng năm vừa qua. Theo ước tính, TMĐT toàn cầu tăng trưởng 13.7%, đạt giá trị 908 tỷ USD trong năm 2021.

Bước vào năm Covid thứ 3, cùng dự báo các xu hướng TMĐT sẽ định hình năm 2022. Thương hiệu và việc kinh doanh của bạn cần có những thay đổi hay thích ứng gì để đón đầu xu hướng và phát triển bền vững hơn.

1. Quảng cáo cá nhân hoá và thu thập thông tin người dùng không qua bên thứ ba trở nên tối quan trọng

Năm 2021, các thay đổi đột ngột của Apple về quyền riêng tư, cho phép người dùng chặn các ứng dụng di động thu thập thông tin trong bản nâng cấp iOS 14.5, khiến gã khổng lồ mạng xã hội Facebook mất quyền truy cập vào một khối dữ liệu khổng lồ về hành vi người tiêu dùng, là xương sống của thuật toán quảng cáo của Facebook. Nhà quảng cáo nhanh chóng nhận ra các chiến dịch quảng cáo của mình trở nên kém hiệu quả hơn, và tốn kém hơn.

Năm 2022, một thay đổi cực lớn được báo trước là việc chấm dứt hỗ trợ cookie từ bên thứ ba của Google càng khiến cho việc thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng không qua bên thứ ba của nhà bán hàng, tận dụng thông tin để cá nhân hoá quảng cáo trở nên cấp thiết hơn nữa. Năm 2022 được đánh giá sẽ là năm lên ngôi của email và SMS marketing, cùng với công cụ thu thập thông tin và hành vi người dùng trực tiếp từ người bán hàng. Các nhà bán hàng cũng sẽ phân bổ ngân sách quảng cáo cho nhiều nền tảng hơn là thay vì chỉ dựa vào Facebook hay Google.

2. Blockchain, Web 3.0, Metaverse & NFT

2021 là năm của blockchain, crypto, web3.0 với các cụm từ hot như metaverse hay NFT (non-fungible token). Xu hướng này đã lan sang ngành tiêu dùng và bán lẻ. Nếu bạn đã biết, nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng bắt đầu thử nghiệm NFT, như Nike. Trong tương lai, người tiêu dùng ngoài việc mua giày sneaker còn có thể đấu giá mua các vật phẩm ảo như bản thiết kế giày có một không hai chẳng hạn? Shopify bắt đầu thử nghiệm chương trình cho phép các thương hiệu lớn bán vật phẩm ảo NFT.

Cùng với đó, blockchain và crypto cũng xâm nhập sâu hơn, trong lĩnh vực thanh toán, khi Paypal và Stripe cùng các cổng thanh toán khác lần lượt cho phép người dùng thanh toán bằng tiền ảo.

Cơn sốt tiền ảo rồi sẽ qua đi, nhưng những ứng dụng thực tế của công nghệ blockchain sẽ sớm trở thành bình thường mới, và năm 2022, hứa hẹn sẽ là một năm nền tảng để đưa công nghệ này gần hơn với đời sống.

3. Livestream bán hàng và social commerce

Tại Trung Quốc, do yếu tố văn hoá và công nghệ, livestream bán hàng đã trở nên cực kỳ phổ biến,  rất nhiều streamer trở nên nổi tiếng, là gương mặt đại điện thương hiệu. Nếu bạn có biết, ông hoàng livestream của Trung Quốc, Austin Li, lập kỷ lục doanh thu 2 tỷ USD trong một ngày livestream bán hàng dịp lễ mua sắm 11.11 vừa qua.

Tại các thị trường Mỹ và Châu Âu, xu hướng live shopping sẽ phổ biến hơn trong năm 2022, cùng với sự lên ngôi của các nền tảng live video và KOL. Amazon cũng bắt đầu tính năng livestream cho các cửa hàng trên nền tảng của mình.

Bên cạnh đó, yếu tố cộng đồng, kết hợp giữa mạng xã hội và bán hàng càng trở nên rõ ràng hơn, với việc lấn sân sang TMĐT của các trang mạng xã hội mới nổi như Tiktok, khiến trải nghiệm mua hàng đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

4.Chuỗi cung ứng tiếp tục khó khăn

Năm 2021, chứng kiến sự đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra mới quy mô toàn cầu, chi phí logistic vận chuyển tăng chóng mặt, thiếu hụt hàng hoá do hoạt động sản xuất bị xáo trộn tại Trung Quốc, đẩy chi phí và giá cả tăng cao. Tại Mỹ, lạm phát năm 2021 đạt kỷ lục gần 7%, cao nhất sau nhiều thập kỷ.

Bước sang năm thứ 3 của đại dịch, vấn đề giữ ổn định chuỗi cung ứng tuy không mới, nhưng tiếp tục là bài toán khó đối với các nhà bán hàng xuyên biên giới, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng hơn, đặc biệt trong các dịp bán hàng lớn trong năm, bao gồm quản lý tồn kho hiệu quả hơn, tìm kiếm nhà cung cấp mới, tự động hoá quá trình lưu kho và xử lý đơn hàng.

Trên đây là một số nhận định về xu hướng phát triển của ngành TMĐT trong năm 2022. PingPong sẽ tiếp tục đồng hành với các nhà bán hàng Việt Nam trong hành trình chinh phục TMĐT xuyên biên giới, đem đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng của mình.

Tổng hợp bài viết: Dory, Business Strategic Manager, PingPong Payments

Ms. Dory, Business Strategic Manager, PingPong Payments

Ms. Dory gia nhập PingPong tại vị trí Business Strategic Manager từ tháng 7 năm 2021 và đã nhanh chóng gây ấn tượng bởi  phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng sự am hiểu chuyên sâu về thị trường Thương mại điện tử. Trước đó, chị có nhiều năm hoạt động  ở mảng B2B trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

“Everything happens for a reason”

Là một người trẻ và nhiệt huyết, Dory không chỉ làm hết sức mà còn "chơi hết mình". Chị ưa thích cuộc sống khám phá, từng du lịch tới hơn 20 quốc gia để tìm hiểu và thấu hiểu hơn văn hóa, con người bản địa.

Kết nối với Dory tại:

Email: Dory.Do@pingpongx.com

Telegram: @Dohathu89

PingPong Payments