Mô hình kinh doanh toàn cầu đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử. Hướng đến thị trường  cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và kỹ lưỡng, từ quy trình sản xuất cho đến các khâu vận chuyển, chăm sóc sau bán hàng và thanh toán.

Một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình trình kinh doanh trực tuyến là khả năng thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và đối tác trên toàn cầu. Các doanh nghiệp mong muốn hướng đến sử dụng những phương thức thanh toán mà ở đó họ không phải chi trả những khoản chi phí đắt đỏ hay không phải sử dụng hệ thống thanh toán không đảm bảo an toàn, với quy trình rườm rà phức tạp.

Thanh toán quốc tế tại các quốc gia Châu Á

Nền Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỷ người (chiếm 60% dân số thế giới). Kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và khu vực lãnh thổ. Những nền kinh tế lớn trong châu Á có thể kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, bên cạnh một số nền kinh tế đang phát triển ở khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, Việt Nam.

Các nền kinh tế ở mỗi quốc gia này có những sự ưa chuộng khác nhau về hình thức thanh toán. Các tùy chọn thanh toán rất đa đa dạng, từ thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán trực tiếp, dùng cổng thanh toán, cho đến ví điện tử.

Hôm nay, các doanh nghiệp hãy cùng PingPong tìm hiểu về giao dịch thanh toán quốc tế và một số phương thức thanh toán quốc tế phổ biến trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhé:

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (credit card) là tùy chọn thanh toán trực tuyến - cả trong nước và quốc tế phổ biến nhất  tại một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore.

Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán rất dễ thao tác, dễ theo dõi và người nhận thanh toán tiền thường nhận được tương đối nhanh chóng và an toàn.

Tuy nhiên ở một số nước Châu Á khác, đặc biệt là tại những nền kinh tếđang phát triển, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng lại ít phổ biến hơn. Lý do chủ yếu là bởi phần lớn người dân tại những quốc gia này chưa sở hữu cho riêng mình một chiếc thẻ tín dụng. Họ chủ yếu sinh sống tại khu vực nông thôn, nơi chưa có sự phát triển về nhận thức và thói quen chi tiêu bằng thẻ.

Thanh toán bằng hệ thống kỹ thuật số

Thanh toán bằng mã QR trên thiết bị di động là xu hướng thanh toán phổ biến nhất trên khắp khu vực Châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc.

Hầu hết khách hàng và doanh nghiệp đánh giá cao hình thức thanh toán hiện đại này bởi vì tính tiện lợi, nhanh chóng và dễ sử dụng. Tất cả việc cần làm chỉ là quét mã QR bằng thiết bị di động và xác nhận số tiền cần thanh toán, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức.

Tại Trung Quốc, phương thức thanh toán phổ biến nhất cho các giao dịch thương mại điện tử là AliPay và WeChat Pay.

Việc chỉ cần cung cấp mã QR cho các khoản thanh toán sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, so với việc phải hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Ví điện tử

Nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thanh toán, thay vì thanh toán sử dụng tiền mặt thì họ lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử.

Theo số liệu tại Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2021, có 43 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo khảo sát của Visa, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, người dân tại Việt Nam đang dần ưu tiên lựa chọn sử dụng ví điện tử cũng như thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng mã QR. Khảo sát cũng cho thấy, 57% người tiêu dùng có tới ba ứng dụng ví điện tử trên điện thoại, 55% người tiêu dùng ưa thích ứng dụng có thể thực hiện tất cả các giao dịch.

Tuy vậy, hình thức nhận thanh toán qua ví điện tử cũng tồn tại nhiều khía cạnh hạn chế rất dễ nhận ra. Đầu tiên, các ví điện tử chỉ phục vụ thanh toán bằng đích danh một đơn vị tiền tệ và không có tùy chọn quy đổi ra các loại ngoại tệ khác. Thứ hai, mặc dù có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử khác nhau nhưng các ví này lại hoạt động hoàn toàn độc lập, không hề có sự đồng bộ và tích hợp lẫn nhau, dẫn đến việc khó thống nhất về phương thức thanh toán giữa người mua và người bán.

Vì thế, phương thức này khó có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán xuyên biên giới, chỉ đơn giản khi thanh toán trong phạm vi nội địa mà thôi.

Thanh toán qua các công ty Fintech

Hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới đang đổ dồn vào khu vực châu Á trong đó có Việt Nam. Các nền tảng cổng thanh toán (paygate) chuyên cung cấp dịch vụ nhận thanh toán như: Stripe, Square, PayPal, TransferWise… hiện đã bắt đầu có chiến lược chuyển hướng mạnh mẽ và khai thác các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

TransferWise đã ra mắt dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới tại Singapore và Nhật Bản; InstaReM, Remitly và Revolut cũng đã hoàn thành các thủ tục để triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Phillipines, Indonesia và Nhật Bản. Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, sau khi mua lại 70% cổ phần của GoPay, PayPal của Mỹ cũng đã được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán qua điện thoại, trực tuyến và xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ.

Chuyển khoản qua ngân hàng

Đây là một phương thức mang tính truyền thống và an toàn, giúp bên gửi và bên nhận dễ dàng quản lý và theo dõi những khoản thanh toán của họ.

Tuy nhiên, phương thức này thường đi kèm những yêu cầu chặt chẽ về mặt giấy tờ và quy trình từ phía ngân hàng, chưa kể đến là chắc chắn sẽ tiêu tốn chi phí để thực hiện giao dịch.

Ngoài ra, khi mỗi điện chuyển tiền quốc tế được xử lý bởi hệ thống ngân hàng đại lý, để chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác, thường có các khoản phí dịch vụ được tính thêm mà không báo trước. Điều này có thể dẫn đến số tiền lập hóa đơn và thanh toán không bằng số tiền cuối cùng mà bên đối tác nhận được, gây ra không ít phiền toái với đôi bên.

Tổng kết:

PingPong có thể hỗ trợ các cá nhân/doanh nghiệp ở khu vực Châu Á nhanh chóng và dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán xuyên biên giới với mức phí tiết kiệm. PingPong cho phép lựa chọn đa dạng phương thức thanh toán như: thanh toán bằng thẻ tín dụng PingPong, chuyển khoản từ PingPong đến tài khoản ngân hàng của đối tác, hoặc chuyển tiền nội bộ trong hệ thống tài khoản PingPong.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tài khoản PingPong để chấp nhận thanh toán từ đối tác B2B, bằng cách sử dụng tài khoản ngân hàng mà PingPong cung cấp với đa dạng các loại ngoại tệ như đồng HKD, SGD, AUD, JPY,…

Hy vọng sau bài viết này, PingPong sẽ giúp quý khách hàng nắm bắt được về những tùy chọn phương thức thanh toán khác nhau ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Từ đó, lựa chọn được một phương thức thanh toán phù hợp và dễ dàng nhất, với mức chi phí thấp nhất và bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết được biên tập và tổng hợp bởi Quang Nguyễn, Business Strategic Manager, PingPong Payments.

Kết nối với Quang Nguyễn tại:

Email: quang.nguyen@pingpongx.com

Telegram: @nguyenquangpipo

PingPong Payments